Phụ Nữ Sức Khỏe

Dịch do Adenovirus bùng phát: Những điều cần biết để bảo vệ con trẻ

Từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều bệnh viện ghi nhận số lượng trẻ nhập viện vì các bệnh cảnh viêm đường hô hấp tăng vọt. Đáng chú ý, một tỷ lệ không nhỏ trẻ nhập viện được phát hiện nhiễm Adenovirus.

Adenovirus gây nhiều bệnh cảnh

Adenovirus được chia làm 7 nhóm từ A-G, trong đó có hơn 50 túyp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể (Ảnh: Minh Nhân).

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh - Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Adenovirus là một virus quen thuộc, không phải virus mới, lưu hành tất cả các mùa quanh năm, nhưng phát triển mạnh mẽ vào giai đoạn chuyển mùa thu - đông, xuân - hè.

"Năm nay, số ca mắc Adenovirus tăng mạnh từ tháng 8. Đến nay, tổng số ca nhiễm Adenovirus được ghi nhận tại Bệnh viện là hơn 400 ca, nhiều hơn cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong có nhiễm Adenovirus. Chỉ tính riêng trong tuần từ 5/9-11/9, Bệnh viện đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với Adenovirus, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó", PGS Hanh thông tin.

Adenovirus được chia làm 7 nhóm từ A-G, trong đó có hơn 50 túyp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các tổn thương thường gặp nhất do mắc Adenovirus là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hóa (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não...

Trẻ nhiễm Adenovirus có nguy hiểm không?

Khi trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè (Ảnh: Minh Nhân).

Adenovirus có thể gây bệnh ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi). Trong đó, các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ cao nhiễm virus này do có sức đề kháng kém.

Là virus quen thuộc, vậy khi trẻ nhiễm Adenovirus có nguy hiểm không? 

PGS Hanh cho biết, khi trẻ nhiễm Adenovirus thường có các biểu hiện như: Sốt cao, ho, khò khè, có thể kèm theo viêm kết mạc mắt và rối loạn tiêu hóa. Với trẻ có biểu hiện nặng thì xuất hiện tình trạng khó thở.

Phần lớn bệnh nhi nhiễm Adenovirus được điều trị khỏi bệnh trong thời gian từ 10-15 ngày. Nguy cơ tử vong rất ít xảy ra.

PGS Hanh thông tin thêm, 6 bệnh nhi tử vong thời gian qua đều là trẻ có cơ địa đặc biệt như: mắc bệnh nền, suy dinh dưỡng, còi xương, tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch và bệnh phổi mãn tính.

Đến nay, chưa có nghiên cứu giữa tương quan nhiễm Covid-19 và viêm phổi do Adenovirus bởi trước khi có dịch Covid-19 xảy ra, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận các ca mắc Adenovirus đến khám và điều trị.

Tuy nhiên, Adenovirus có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. "Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi, đặc biệt ở trẻ có bệnh nền. Vì thế, việc phát hiện, điều trị và giám sát để bệnh không lây lan là rất cần thiết" - PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh khuyến cáo.

Cần đi khám khi nào?

Khi trẻ xuất hiện sốt cao, có thể kèm đau mắt, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên đưa con đến viện khám để được chẩn đoán, điều trị (Ảnh: Minh Nhân).

Trẻ nhiễm Adenovirus rất dễ nhầm lẫn với các loại sốt virus thông thường khác. Vì thế, khi trẻ xuất hiện sốt cao, có thể kèm đau mắt, rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên đưa con đến viện khám để được chẩn đoán, điều trị.

Khi xác định một bệnh nhân nhiễm Adenovirus, bệnh nhi sẽ được nhập viện điều trị, cách ly tại các phòng bệnh riêng biệt. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được hỗ trợ hô hấp (thở oxy hoặc thở máy) khi cần; dùng kháng sinh trong trường hợp bị bội nhiễm viêm phổi.

Điều trị các triệu chứng bằng cách: hạ sốt khi trẻ sốt cao, bù nước điện giải, bổ sung dinh dưỡng, sử dụng thuốc kháng virus đặc hiệu với những trường hợp nặng, suy giảm miễn dịch (thuốc kháng virus không được chỉ định thường quy cho tất cả bệnh nhân).

Các biện pháp phòng ngừa

"Hiện chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, vì thế cách tốt nhất để kiểm soát bệnh lây lan là phát hiện sớm, cảnh giác với các yếu tố lâm sàng, yếu tố dịch tễ; tuân thủ các biện pháp dự phòng thường quy đồng thời tuân thủ tiêm chủng các vaccine phòng bệnh đang sẵn có" - TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Ngoài ra, chuyên gia khuyến cáo thực hiện những biện pháp sau để phòng ngừa lây nhiễm Adenovirus cho trẻ:

- Cho trẻ bú sớm, ngay sau sinh, bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú kéo dài đến 2 tuổi.

- Đảm bảo chế độ ăn dặm của trẻ hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng.

- Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên: nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng nước muối sinh lý.

- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

- Cần đeo khẩu trang khi trẻ ra ngoài, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, bệnh.

- Tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

"Nếu trẻ có biểu hiện bất thường về hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra" - PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh khuyến cáo.

Theo Minh Nhật - Hồng Hải/Dân Trí

Tin liên quan

Cháo rất tốt cho sức khỏe, cải thiện dạ dày nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Đối với một số nhóm người nhất định, uống cháo mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe,...

Thường xuyên thức dậy và tỉnh táo lúc nửa đêm là dấu hiệu của 4 bệnh, cần đi khám ngay

Tất cả mọi người muốn ngủ Tất cả mọi người muốn ngủ cho đến khi bình minh để hôm sau...

Thanh niên 22 tuổi bị nhồi máu cơ tim, đừng bỏ qua 4 dấu hiệu báo động này ở tay...

Làm sao một người trẻ đang khoẻ mạnh lại đột ngột bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não? Điều...

Lá lốt và công dụng thần kỳ: Ngâm tay, chân mỗi ngày đánh bay nhiều bệnh nguy hiểm, cơ thể...

Lá lốt không chỉ được biết đến là một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn mà nó còn...

Tưởng bị hậu Covid-19, không ngờ là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng

Người bệnh khó thở, đau nhức vai gáy, ngủ không sâu giấc kéo dài nhiều tháng. Qua chụp chiếu, thăm...

Nguy cơ 'siêu biến chủng' SARS-CoV-2 xuất hiện khi giao mùa

Các biến thể mới sẽ khá giống nhau, tránh miễn dịch và dễ lây lan hơn. Chúng có thể giúp...

Loại virus gây ra 600.000 ca ung thư mỗi năm, rất đông người Việt mắc phải

Số bệnh nhân nhiễm virus này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM vào năm 2020 đã tăng 2,5...

Tin mới nhất

Gói trọn dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe gia đình một cách trọn vẹn

6 giờ trước

Rong biển có lợi gì mà được gọi là "siêu thực phẩm"? Vì sao ăn quá nhiều rong biển ảnh...

8 giờ trước

5 món rau giúp "tẩy dầu mỡ" tốt, ăn đúng giúp siết eo, giảm cân nhưng có loại ăn nhiều...

9 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, nay thành đặc sản dân thành phố "săn lùng", nổi tiếng khắp nơi

1 ngày 5 giờ trước

Đặc sản ở Quảng Nam xưa bị chê lên chê xuống, giờ thành đặc sản vừa hiếm vừa thơm ngon,...

1 ngày 5 giờ trước

Đặc sản quý hiếm chỉ có ở Quảng Ninh, dân thành phố "săn lùng" để thưởng thức vì vừa ngon...

1 ngày 10 giờ trước

Đặc sản chỉ có vào mùa mưa, xưa không ai ăn nay dân thành phố thích mê, không mấy ai...

1 ngày 10 giờ trước

Loại quả xưa không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản mùa hè, bao người thích mê vì lạ lẫm

1 ngày 10 giờ trước

Những thực phẩm tốt cho phổi mà bạn cần biết 

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình