Phụ Nữ Sức Khỏe

Hết đau sưng họng nhờ các món cháo đơn giản

Những món cháo đơn giản được giới thiệu trong cuốn sách Cháo với sức khỏe dưới đây sẽ giúp bạn làm dịu các cơn đau, giảm sưng, giảm ngứa rát họng hiệu quả.

Cháo rau cải muối khô: Rau cải muối khô (cuống rau cải muối xong chưng lên rồi phơi khô mà thành) 30g, gạo lứt 50g, muối, dầu lạc vừa đủ; rau cải muối khô đem thái nhỏ, thêm gạo lứt nấu thành cháo, cháo chín cho thêm một chút dầu lạc và muối; mỗi ngày ăn một lần. Món cháo này có công dụng dưỡng vị hóa đàm, thích hợp với chứng âm hư mất tiếng.

Cháo rau cải muối khô rất thích hợp với người đau rát họng

Cháo trám củ cải: Củ cải, gạo lứt, đường cát trắng, mỗi loại 100g, trám (thịt quả) 50g; rửa sạch củ cải và trám rồi thái nhỏ, vo sạch gạo, cho nước nấu sôi, thêm củ cải, trám, đường và nấu thành cháo; mỗi ngày ăn 1 thang, chia làm nhiều lần ăn. Bài thuốc này có công dụng thanh nhiệt giải độc, sinh tân chỉ khát, thanh phế, thích hợp với chứng đau sưng họng, ho nhiều.

Cháo mía: Mía 250g, gạo lứt 50g; mía sạch cắt khúc, chẻ đôi, cho với gạo vào nồi, cho lượng vừa nước, dùng lửa to đun sôi, chuyển sang lửa nhỏ, nấu thành cháo; mỗi ngày ăn 2 lần. Món cháo này có thể thanh nhiệt sinh tân, nhuận phế hòa vị, trừ phiền chỉ khát, thích hợp với chứng đau sưng họng, ho, tâm phiền, miệng khát.

Cháo kim ngân hoa: Kim ngân hoa, gạo lứt mỗi loại 50g, rửa sạch kim ngân hoa, cho nước nấu đặc, bỏ bã; thêm gạo lứt, nước, dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu thành cháo; mỗi ngày sáng, tối hâm nóng ăn. Món cháo này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thích hợp với các chứng mụn nhọt nhiệt độc, đau sưng họng, phong nhiệt cảm mạo.

Cháo mã thầy: Mã thầy, gạo lứt mỗi loại 50g; trước hết gọt bỏ vỏ mã thầy rồi thái miếng, sau đó thêm gạo lứt, nước và dùng lửa to đun sôi, chuyển lửa nhỏ nấu thành cháo; mỗi ngày ăn 3 lần, hâm nóng ăn. Món cháo này thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu tích, thích hợp với chứng sốt cao, mắt đỏ, đau sưng họng, ho. Tuy nhiên, người hư hàn huyết hư kiêng dùng.

Cháo thịt lợn rau đắng: Rau đắng, gạo lứt mỗi loại 100g, thịt lợn băm 50g, muối, mì chính, mỡ lợn lượng vừa đủ; nhặt sạch rễ rau đắng, cho vào nồi với lượng nước vừa phải, dùng lửa to nấu sôi, sau đó thêm gạo lứt, thịt lợn băm, muối nấu thành cháo và cho mỡ lợn, mì chính vào đun sôi lại là được; ăn mỗi ngày 1 thang, chia nhiều lần. Món cháo này thanh nhiệt, lương huyết (mát máu), giải độc, thích hợp với người viêm họng, viêm amidan. Tuy nhiên, người tỳ vị hư hàn cần kiêng dùng.

Theo Hoài Anh/ Thời Đại

Tin liên quan

Món ngon bài thuốc từ cá trích

Từ lâu, các bà nội trợ, đầu bếp nhà hàng chế biến cá trích thành nhiều món ăn ngon như...

Rau đắng - Vị thuốc lợi tiểu

Rau đắng hay còn gọi là rau xương cá, tên thuốc là biển súc (Herba Polygoni avicularae). Bộ phận dùng...

Tía tô - Thuốc quý dân gian

Tía tô vừa là rau gia vị, vừa là cây thuốc phổ biến trong nhân dân. Có 2 loại: tía...

Bắp cải - Cây rau, cây thuốc

Bắp cải vốn được biết đến là một loại thực phẩm rất quen thuộc trong mùa đông, có thể chế...

Cây sen làm thuốc

Cây sen được trồng phổ biến ở nhiều làng quê Việt Nam, là loại cây vừa làm cảnh, làm thực...

Món ăn thuốc từ thịt thỏ

Thịt thỏ là một trong những thực phẩm được nhiều người ưa thích bởi hương vị ngon lạ và giàu...

Món ăn bài thuốc từ vải

Cây vải cho quả thơm ngon. Quả vải được sử dụng ăn tươi hay sấy khô, hạt thái mỏng phơi...

Tin mới nhất

Cách làm tương cà chua ngon, sạch, để được lâu

2 giờ trước

3 công dụng tuyệt vời của đá viên trong bếp núc

2 giờ trước

Công dụng bất ngờ của vỏ xoài mà bạn có thể chưa biết

2 giờ trước

Cách nấu chè sắn mochi nóng hổi vừa thổi vừa ăn

2 giờ trước

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây, không phải ai cũng biết

2 giờ trước

Cách làm canh chua chả cá với bông điên điển thơm ngon

2 giờ trước

Loại trái cây tưởng chừng dân giã nhưng lại là 'thuốc bổ' cho tim mạch, biết được 6 lý do...

8 giờ trước

Công thức làm nước uống lên men Kombucha cho những ngày nắng nóng

8 giờ trước

Bánh cá hồi đúc trứng, món ăn thơm ngon bổ sung Omega-3 cho trẻ nhỏ

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình