Phụ Nữ Sức Khỏe

Hậu quả khi trẻ mất răng sữa sớm

Răng sữa bắt đầu mọc khi trẻ được 6-7 tháng tuổi, đến 24-30 tháng tuổi trẻ có đầy đủ 20 chiếc răng trong miệng. Hàm răng sữa tồn tại hoàn toàn trong miệng cho đến 5-6 tuổi và bắt đầu được thay thế dần bởi răng vĩnh viễn.

Đến 11-12 tuổi, răng sữa được thay thế hoàn toàn bởi răng vĩnh viễn. Sự khỏe mạnh của hàm răng sữa có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất chung của trẻ, đặc biệt là sự phát triển của hàm răng vĩnh viễn.

Vai trò của hàm răng sữa

Hàm răng sữa giữ một chức năng rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, nhai, nghiền nát thức ăn. Bên cạnh đó, một chức năng quan trọng của hệ răng sữa thường bị bỏ qua, đó là vai trò của răng sữa trong phát âm. Sự mất sớm các răng phía trước có thể gây khó khăn cho việc phát âm một số âm như “ph”, “v”, “s”.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, khi các răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên hoàn chỉnh, sẽ có sự tự sửa chữa trong phát âm.

Sự phát âm của trẻ còn có thể bị ảnh hưởng một cách gián tiếp vì khi tự nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ không mở miệng đủ to khi nói chuyện. Hệ răng sữa cũng mang lại thẩm mỹ cho khuôn mặt trẻ, giúp trẻ tự tin khi giao tiếp.

Ngoài chức năng tương tự như hàm răng vĩnh viễn, hàm răng sữa còn có thêm 2 chức năng quan trọng là giữ khoảng trên cung hàm cho răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên; kích thích sự phát triển của xương hàm: nhờ vào cử động nhai, nhất là trong sự phát triển chiều cao của răng.

Nếu trẻ không được quan tâm chăm sóc răng sữa tốt sẽ dẫn đến bị mắc bệnh sâu răng là nguyên nhân chính gây mất răng sữa, răng hàm sữa.

Hậu quả của mất răng sữa sớm

Sự mất răng sữa sớm được chia ra: mất răng phía trước (răng cửa và răng nanh) và mất răng sau (các răng hàm). Mất răng phía trước chủ yếu là do chấn thương (thường gặp ở trẻ tập bò, đi và chạy) hoặc do sâu răng dạng sâu răng bú bình và sâu răng lan nhanh.

Sâu răng có thể gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập, vui chơi của trẻ... Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn tại chỗ, nguy cơ lưu giữ vi khuẩn, gây sưng đau, có nguy cơ dẫn đến các bệnh toàn thân như: viêm phổi, viêm khớp... và những biến chứng nguy hiểm khác. Sâu răng nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến mất răng.

Mất răng sữa sớm trước tuổi thay răng ở trẻ làm cho khả năng ăn nhai của trẻ giảm đi. Trẻ mất răng cửa sữa sớm, ngay trước khi bắt đầu phát âm, sẽ làm sự phát âm chậm lại hoặc bị thay đổi, nhất là đối với một số âm phát cần có sự tiếp xúc giữa lưỡi và mặt trong răng cửa trên (âm “s”, “v”).

Các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào khoảng trống mất răng, răng hàm vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ thiếu chỗ, dẫn đến mọc khấp khểnh, mọc lệch hoặc mọc kẹt.

Lời khuyên của bác sĩ

Các bậc cha mẹ nói chung còn chưa có sự quan tâm đầy đủ đến hàm răng sữa khi cho rằng hàm răng sữa chỉ là tạm thời, sẽ được thay thế bởi hàm răng vĩnh viễn. Do đó, các bậc cha mẹ thường không chú ý đến việc cho trẻ đi khám và kiểm tra định kỳ bệnh răng miệng trước khi trẻ có vấn đề về răng.

Thường khi trẻ có biểu hiện như đau răng, nhiễm khuẩn răng, răng mọc khấp khểnh... mới đưa con đi khám, khi đó mọi điều trị để bảo tồn răng thường không có kết quả mà thường phải chỉ định nhổ răng.

Răng vĩnh viễn mọc lên, răng sữa chưa rụng.

Để cho con bạn có hàm răng sữa khỏe mạnh cho đến tuổi thay răng, các bậc cha mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ 3-6 tháng 1 lần đến khi trẻ mọc đầy đủ các răng sữa (30-36 tháng).

Thăm khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các tổn thương răng và điều trị kịp thời, trám bít hố rãnh các răng hàm sữa để phòng sâu răng. Cần vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, tốt cho răng.

Theo BS. Lê Thị Hương/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

10 thực phẩm cho trẻ có đôi mắt sáng, tăng cường thị lực

Để có một đôi mắt khoẻ đẹp, ngoài việc chăm sóc và bảo vệ đúng cách, chúng ta cần phải...

Đây là lý do vì sao bà bầu không nên uống nước mía trong thai kỳ

Theo quan niệm, bà bầu uống nước mía sẽ giúp con sinh ra có nước da trắng hồng. Tuy nhiên,...

Cho trẻ ăn trứng gà đúng cách: Phụ huynh không nên bỏ qua nếu muốn con khỏe mạnh

Trứng gà là một trong những thực phẩm quen thuộc, dễ chế biến, cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao,...

Bà bầu ăn khế khi mang thai được không, có an toàn không?

Mang thai cho bạn cảm giác thèm ăn kỳ lạ. Nếu đột nhiên bạn thèm ăn trái khế khi mang...

Bắt trẻ làm bài tập về nhà hay để con chơi sau khi tan trường: Chia sẻ thiết thực của...

Để bắt đầu một năm học mới với niềm hân hoan và vui vẻ trọn vẹn cả năm, xin cha...

Cha mẹ không nên lo lắng khi trẻ sút cân vì những lý do bất ngờ này

Cân nặng của trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ Việt. Khi con...

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 8 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình