Phụ Nữ Sức Khỏe

Bắt trẻ làm bài tập về nhà hay để con chơi sau khi tan trường: Chia sẻ thiết thực của giáo viên đến phụ huynh trong năm học mới

Để bắt đầu một năm học mới với niềm hân hoan và vui vẻ trọn vẹn cả năm, xin cha mẹ hãy giảm áp lực bài tập về nhà lên vai con, thay vào đó có thể cùng con chơi nhiều hoạt động bổ ích phát triển kỹ năng, tư duy khác.

Tôi là một giáo viên dạy Văn, dạy tiếng Việt đã tiếp xúc với các học sinh từ bé tí teo đến học sinh cấp 3, tiếp xúc cả với phụ huynh quan tâm sát sao đến việc học của con cũng có mà phụ huynh gặp là sẽ nói “thôi thì trăm sự nhờ cô và nhà trường” cũng có.

Những phụ huynh này thường có điểm chung là yêu cầu giáo viên cho bài tập về nhà để con làm, không trẻ sẽ không có gì làm và lại nghịch ngợm lung tung, ham chơi, lười học đi.

Thử hỏi, sau nhiều giờ học trên lớp, về nhà lại bắt trẻ ngồi vào bàn học cả tối có nên không. Quan điểm của tôi về “Bài tập về nhà”, đó là kiến thức con củng cố lại, thời gian con làm bài tập là thời gian còn rèn tính tự lập, tự học.

Để bài tập về nhà thực sự có ý nghĩa, giáo viên cần bám sát vào nội dung bài học và linh hoạt về việc cho bài và không hẳn hôm nào đi học về con cũng phải có bài tập về nhà.

bat tre lam bai tap ve nha hay de tre choi sau khi tan truong
Học sinh hân hoan chào mừng năm học mới - Ảnh minh họa: Internet

Vậy những hoạt động phù hợp, sau khi con ôn bài xong, sau một ngày học tập vất vả là gì. Bố mẹ hãy cố gắng sắp xếp nửa tiếng đến một tiếng “chơi cùng con”, có lẽ đây sẽ là điều có ý nghĩa hơn rất nhiều so với yêu cầu trẻ ngồi hàng tiếng làm bài tập. Vậy chơi thế nào để vui, để khỏe?

Theo trang Mortherly cùng kinh nghiệm làm mẹ, làm giáo viên, tôi xin dẫn ra 30 hoạt động của trẻ khi ở nhà, bố mẹ có thể áp dụng linh hoạt để trẻ vui học - vui chơi một cách thoải mái và hiệu quả. Từ đó, bố mẹ có thể làm bạn với con một cách tự nhiên nhất.

1. Nhảy dây

Một phần quan trọng giúp tâm trí trẻ em phát triển là thông qua vui chơi tự do, tự định hướng. Theo Tiến sĩ David Elkind, tác giả của “Sức mạnh của vui chơi”, giờ đây vui chơi tự do là quan trọng hơn bao giờ hết, khi các giờ giải lao được rút ngắn hoặc loại bỏ, và lịch trình của trẻ em bận rộn hơn bao giờ hết.

Thông qua vui chơi, Elkind viết, “trẻ tạo ra những kinh nghiệm học tập mới, và những kinh nghiệm tự tạo ra này cho phép chúng có được các kỹ năng xã hội, tình cảm và trí tuệ mà chúng không thể có được bằng bất kỳ cách nào khác.”

2. Cha mẹ, con cái nói chuyện với nhau

Khi đón con ở trường về, bạn sẽ hỏi con về điểm số, hỏi con về ăn uống hay điều gì?

Nếu tập trung vào bài tập hay điểm số, câu chuyện giữa cha mẹ và con cái sẽ dần trở thành những trận chiến. Và thật tồi tệ, điều này xảy ra khi con bạn ở độ tuổi tiểu học, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa con cái - cha mẹ. Điều này kéo dài, thử hỏi khi con bạn đến tuổi vị thành niên, chúng còn chia sẻ và tâm sự với bạn?

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Trò chuyện cùng con là hoạt động gắn kết tình cảm và hiểu nhau - Ảnh minh họa: Internet

Thay vào việc cha mẹ cằn nhằn đứa trẻ đang quá mệt để làm bài tập về nhà mà trẻ còn quá nhỏ để tự làm một cách độc lập, các gia đình nên dành nhiều thời gian nói chuyện với nhau về một ngày của họ. Trong thực tế, đối thoại là cách tốt nhất để tất cả chúng ta - đặc biệt là trẻ nhỏ - tìm hiểu về thế giới của chúng ta và trau dồi sự đồng cảm.

3. Ngủ

Tổ chức Giấc ngủ quốc gia Hoa Kỳ ước tính 25 đến 30% số trẻ em không được ngủ đủ giấc. Thiếu ngủ có thể gây ra tất cả các loại vấn đề ở trẻ em, bao gồm cả sự thiếu chú ý, các vấn đề hành vi, khó khăn học tập, khó chịu, và tăng cân. Nhưng ngay cả một lượng nhỏ giấc ngủ bổ sung có thể có tác động lớn. Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần thêm 20 phút ngủ có thể giúp cải thiện điểm số của trẻ em.

4. Tự đọc sách

Đa số chúng ta biết rằng việc phát triển thói quen tốt (và hy vọng là một tình yêu với việc đọc) là quan trọng để học tốt ở trường. Tuy nhiên, bài tập về nhà có thể thực sự xen vào giờ mà lẽ ra trẻ dành cho việc đọc.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Cha mẹ nên tạo lập thói quen tự đọc sách ngay từ nhỏ - Ảnh: Vân Anh

Nhiều phụ huynh lầm tưởng giữa đọc sách và học, để rồi tách biệt hai việc này và đôi khi cho rằng đọc sách không phải là học. Điều này thật tai hại. Bất cứ việc gì giúp trẻ phát triển nhận thức, tư duy đều là học.

5. Nghe một quyển sách nói

Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được nghe sách nói sẽ có kết quả tốt hơn ở trường và có vốn từ vựng phong phú hơn. Hiện nay có rất nhiều kênh youtube cũng như phần mềm sách nói, nhất là nghe truyện cổ tích hay truyện tiếng Anh. Đây là hoạt động vừa thư giãn, vừa học rất tốt.

6. Giải đố

Trẻ có khả năng chơi một mình mà không có người lớn (gọi là “tự chơi”), điều này góp phần xây dựng sự tự tin ở trẻ em và làm chúng thư giãn hơn.

7. Leo trèo, cầu trượt

Các trò chơi “mạo hiểm” - các hoạt động như leo cây, cầu trượt là tốt cho trẻ nhỏ. Trẻ em cần phải khám phá các giới hạn của chúng, có khả năng mạo hiểm và học cách thích nghi với môi trường.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Trẻ vui chơi để khám phá chính mình - Ảnh: Vân Anh

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vui chơi mạo hiểm, điều được tìm thấy trong mọi nền văn hóa và ở các động vật có vú khác, có một vai trò tiến hóa trong việc chuẩn bị cho các thế hệ sau sống mà không có người chăm sóc. Song mọi hoạt động của trẻ nên có sự dõi theo của người lớn, hỗ trợ trẻ vượt qua chướng ngại vật trong hành trình chinh phục thử thách.

8. Chơi với đất nặn, cát

Một dạng khác của vui chơi, chơi với các giác quan, cũng rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Khi trẻ nặn đất sét hay vẽ bằng tay, chúng đang kích thích các giác quan của chúng. “Các trải nghiệm về giác quan,” một nhà giáo dục trẻ em giai đoạn đầu đời giải thích, “mang lại những cơ hội mở bất tận mà ở đó quá trình quan trọng hơn sản phẩm; cách trẻ sử dụng các vật liệu quan trọng hơn cái mà chúng làm ra với các vật liệu đó”.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Trẻ cùng nhau chơi đất nặn - Ảnh minh họa: Internet

9. Chơi với một người bạn trong một cái hố cát

Chơi song song (trẻ chơi cạnh nhau) bắt đầu từ tuổi lên ba. Nhưng thậm chí đối với trẻ lớn hơn, chơi song song có thể giúp phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng.

10. Giúp mẹ chuẩn bị bữa tối

Trẻ em nếu được học về các món ăn mới và cách chuẩn bị chúng sẽ có khả năng lựa chọn các loại thức ăn giàu dinh dưỡng hơn về sau.

11. Dắt chó đi dạo

Trẻ em nếu giúp chăm sóc thú cưng của gia đình sẽ có khả năng ít bị lo lắng, ít phát triển các chứng dị ứng và hen suyễn, và trở nên năng động hơn. Ngoài ra, khi nhà bạn có một chú chó, trẻ sẽ có ý thức chăm sóc, phát sinh tình cảm, từ đó phát triển cảm xúc cũng như tình yêu thương với động vật của trẻ.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Niềm vui khi có bạn thú cưng - Ảnh: Vân Anh

Khi trong nhà có thú cưng, câu chuyện cùng chung chủ đề cũng góp phần làm các thành viên xích lại gần nhau hơn.

12. Tình nguyện viên ở một trạm cứu hộ động vật

Trẻ không có thú cưng cũng có thể có được những lợi ích nếu ở gần động vật. Các lợi ích về tình cảm và tâm lý của việc ở gần động vật cũng có thể được ghi nhận khi trẻ chăm sóc các con vật bị thương và nhận trách nhiệm chăm sóc thú cưng của người khác.

13. Làm vườn

Trẻ làm vườn có thể đạt thành quả cao hơn trong khoa học so với những trẻ khác. Điều đó là do chúng tham gia tích cực vào các khái niệm khoa học và kỹ năng toán học thực tiễn khi chúng học hỏi về việc trồng cây. Qua đó, trẻ hiểu vệ thế giới tự nhiên một cách chân thực, làm vườn cùng gia đình cũng giúp trẻ có tình yêu thiên nhiên. Có lẽ, đây sẽ là kiến thức sinh động giúp trẻ học tốt môn Sinh học.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Niềm vui sau khi tan trường, trẻ được hòa mình cùng thiên nhiên - Ảnh minh họa: Internet

14. Chơi một nhạc cụ

Trẻ em nếu tham gia vào các hoạt động âm nhạc - chơi thường xuyên một nhạc cụ và tham gia tích cực vào các nhóm nhạc - có thể sẽ có những bộ não liên kết tốt cho học vấn.

15. Sang nhà ông bà chơi

Hiện nay, các gia đình chủ yếu sống hai thế hệ, nhưng bố mẹ cũng đừng quên thường xuyên cho con về thăm ông bà.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Trẻ phát triển khi được sống trong không khí gia đình có truyền thống, hạnh phúc - Ảnh minh họa: Internet

Khuyến khích các mối quan hệ đa thế hệ có thể mang lại nhiều bài học cho trẻ nhỏ. Chúng có thể học cách mà những hình mẫu người lớn thân yêu trong cuộc sống của chúng giải quyết xung đột, tạo ra và điều hòa các luật lệ, thói quen và gìn giữ truyền thống gia đình.

16. Tham gia vào dự án cộng đồng

Thông qua hoạt động tình nguyện, trẻ em có thể trở nên biết ơn, thông cảm hơn, và cảm thấy kết nối hơn với cộng đồng rộng lớn. Qua hoạt động cộng đồng, trẻ cũng tự tin, tự lập hơn, từ đó chủ động trong giao tiếp.

17. Vẽ một bức tranh

Đối với trẻ em gặp khó khăn trong việc thể hiện bằng lời nói, vẽ có thể là một cách giúp chúng thư giãn và giao tiếp theo một cách thức khác. Ngoài ra, hội họa còn giúp trẻ được thoải mái thể hiện suy nghĩ của mình. Hình ảnh đẹp nhất giữa bố mẹ và con cái có lẽ là cùng nhau vẽ nên một bức tranh, cùng nhau đọc một cuốn sách.

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Giây phút hạnh phúc sau khi tan trường của con và tan làm của mẹ - Ảnh minh họa: Internet

18. Làm thí nghiệm khoa học

Trẻ em về bản chất là tò mò và muốn biết mọi thứ hoạt động như thế nào. Các khám phá khoa học bên ngoài lớp học có thể có hiệu quả đặc biệt trong việc dạy trẻ suy nghĩ một cách khoa học.

19. Chơi trò hóa trang

Ý nghĩa của việc vui chơi tưởng tượng “giả vờ” hay “mộng tưởng” đối với sự sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề trong tương lai của trẻ nhỏ thật khó mà nói hết. Nhất là với trẻ lên 3, biết cách chơi đồ hàng, đóng vai là dầu hiệu cho sự phát triển bình thường ở trẻ.

Khi trẻ giả vờ như chúng là siêu anh hùng hay nói chuyện với thú nhồi bông, chúng đang học về các vai trò xã hội, đặt nền tảng cho việc học sau này, và triển khai lại các ý tưởng về thế giới xung quanh chúng. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em không tham gia vào các trò chơi tưởng tượng sẽ có thể gặp khó khăn trong lớp học về sau.

20. Vật lộn với anh em trong nhà

Chơi vật lộn không giống với việc gây hấn. Nó là trò chơi hạnh phúc, tràn đầy năng lượng, tự do, mạnh mẽ, với toàn bộ cơ thể.

Trẻ học các kỹ năng ra quyết định, giải tỏa stress, nâng cao kỹ năng đọc các dấu hiệu xã hội, và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Khi trẻ em trong nhà chơi cùng nhau bố mẹ hạn chế tham giá, nếu có mâu thuẫn hãy để chúng tự giải quyết, khi thật cần đến bố mẹ, lúc đó bố mẹ hãy can thiệp.

21. Dọn dẹp phòng

Khi trẻ dành thời gian buổi chiều tối để làm bài tập về nhà, thường sẽ không có thời gian cho chúng để giúp làm việc nhà và các công việc vặt khác.

Marty Rossman, chuyên gia nghiên cứu của Đại học Minnesota (Mỹ), phát hiện rằng một trong những dự báo tốt nhất cho thành công sau này của trẻ nhỏ là việc chúng có đóng góp vào công việc nhà khi còn nhỏ hay không.

Theo Rossman, “Thông qua việc tham gia vào các công việc nhà, cha mẹ đang dạy con cái tinh thần trách nhiệm, cách đóng góp vào đời sống gia đình, một ý thức về sự thông cảm và cách tự chăm sóc bản thân”.

22. Viết một câu chuyện

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Trẻ say mê thể hiện trí tưởng tượng và khả năng của mình - Ảnh: Vân Anh

Bằng cách viết một câu chuyện, trẻ có thể bộc lộ cảm xúc, trải rộng sự tưởng tượng và thực hành các kỹ năng vận động tinh. Qua hoạt động viết không gò bó này cũng là cách giúp trẻ phát triển vốn  từ, kỹ năng viết cho trẻ. Đây hẳn cũng là học phải không nào?

23. Nghỉ ngơi

Cũng quan trọng như việc vui chơi là các “khoảng nghỉ”. Các tác giả của cuốn “Quá tải và Thiếu chuẩn bị: Các chiến lược cho trường học tốt hơn và trẻ thành công, hạnh phúc hơn” (tạm dịch) đưa ra lý lẽ rằng mọi trẻ em cần có thời gian chơi, thời gian nghỉ, và thời gian ở bên gia đình.

Khoảng nghỉ là khi trẻ được cho phép gần như không làm gì cả, như ngồi và nghe nhạc hay nhìn lên trần nhà. Các khoảnh khắc này cho phép trẻ tự suy nghĩ, nghỉ ngơi, và thiết lập lại tâm trí cũng như thân thể.

24. Thiền định

Trẻ em cũng nhận được các lợi ích từ thiền định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giữ chánh niệm và thiền định có thể cải thiện hành vi và giảm các xung động. Đối với trẻ em, nhất là nam, thường dây thần kinh hưng phấn bao giờ cũng mạnh hơn ức chế, đây là hoạt động có thể thực hiện tại nhà góp phần điều hòa cảm xúc cho trẻ.

Nghỉ ngơi và thiền sau một ngày học tập vất vả - Ảnh minh họa: Internet

25. Ghép tranh, xếp hình, cắt dán

Các trò chơi xây dựng, cắt dán, ghép hình... là các trò chơi có mục tiêu và cho trẻ tham gia vào xây dựng một cái gì đó để tạo nên sản phẩm. Các trò chơi xây dựng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng tư duy, toán học, đôi tay trẻ sẽ khéo léo, linh hoạt và rèn được tính kiên trì...

bat tre lam bai tap hay de tre choi sau khi tan truong
Tan trường, tạm gác sách vở sang một bên, nào mình cùng chơi - Ảnh minh họa: Internet

26. Nghe nhạc giao hưởng

Một nghiên cứu chỉ ra rằng nghe nhạc giao hưởng cho trẻ nhỏ có thể cải thiện các kỹ năng nghe và tập trung cũng như tự chủ.

27. Học đan len, thêu

Nếu nhà bạn có bé gái thì đây là hoạt động mẹ có thể làm cùng con.  Đan móc, may và thêu là những sở thích có thể giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh, phát triển sự hợp tác và tăng khoảng thời gian tập trung.

28. Chạy xe đạp

Trẻ năng động về mặt thể chất - cũng như người lớn - có tim, phổi và xương khỏe hơn. Chúng ít khả năng mắc ung thư hay bị béo phì và tự tin hơn vào sức khỏe bản thân.

Cơ bắp vùng đầu gối và hông sẽ được cải thiện thêm dẻo dai và rắn chắc nhờ đạp xe. Ảnh minh họa: Internet

Hoạt động ngoài trời giúp trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên, đem đến nguồn vitamin D dồi dào cần thiết mà hiện nay nhiều bé bị thiếu Vitamin D dẫn đến việc còi xương vì hay ở trong nhà, ít tiếp xúc với không gian bên ngoài. Đạp xe ngoài trời mang đến cho bé không khí trong lành, tạo giấc ngủ ngon vào ban đêm, để cho con trẻ thêm khỏe mạnh và phát triển toàn bộ.

29. Nghe một câu chuyện dài trước khi đi ngủ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, và người lớn ngủ ngon hơn khi họ có một lịch trình đi ngủ đều đặn (không vội vã). Trẻ không có lịch trình đi ngủ sẽ dễ mắc phải các vấn đề về hành vi, tăng động quá mức và chịu các chứng rối loạn về cảm xúc.

Trẻ nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ khi nghe mẹ kể chuyện - Ảnh minh họa: Internet

30. Chơi trò chơi tập thể

Trong khi chơi các trò chơi cần đến sự hợp tác, trẻ sẽ có ý thức hợp tác với nhau để đạt đến một mục tiêu chung. Có thể có một người quản trò và bắt đầu học về các giao ước và luật lệ xã hội. Đây là trò chơi cả nhà cùng chơi hoặc bố mẹ có thể hướng dẫn con mình cũng trẻ con hàng xóm chơi cùng nhau.

Khi bài tập về nhà được giao cho trẻ nhỏ, nó không thực sự cải thiện kết quả học tập. Trong bất kì trường hợp nào, việc học ở trường chỉ là một dạng học tập. Các bài tập về nhà lấy đi khoảng thời gian dùng để tham gia vào vô số các hoạt động học hỏi khác, về mặt thể chất, xã hội, tình cảm và nhiều điều khác.

Con cái chúng ta xứng đáng có một cơ hội dành tất cả khoảng thời gian bên ngoài trường học để làm công việc quan trọng nhất: Là một đứa trẻ.

Nguyễn Thị Vân Anh

Giáo viên tại Thái Bình

Vân Anh

Tin liên quan

Chuyên gia hướng dẫn cha mẹ chuẩn bị tâm lý, kỹ năng và dinh dưỡng cho trẻ khi đi học

Để con tự tin bước vào năm học mới, cha mẹ không thể bỏ qua các bước chuẩn bị về...

'Phòng bệnh cho bé mùa tựu trường' cùng Bác sĩ Trương Hữu Khanh

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sẽ có buổi...

Trẻ sốt xuất huyết: Đây là giai đoạn nguy hiểm cha mẹ cần đặc biệt lưu ý

Sốt xuất huyết là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy, các...

Béo phì ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ

Béo phì ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả nguy hại về mặt sức khỏe, làm giảm chất lượng...

Cha mẹ không nên lo lắng khi trẻ sút cân vì những lý do bất ngờ này

Cân nặng của trẻ luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ Việt. Khi con...

Trẻ sốt mọc răng hàm cần chăm sóc như thế nào?

Bài viết sẽ giúp cha mẹ tìm hiểu những dấu hiệu trẻ sốt mọc răng hàm cũng như cách chăm...

Mẹ sau sinh nên và không nên ăn những loại cá gì?

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng nhiều người lại băn khoăn không biết phụ nữ sau sinh...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 8 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 8 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình