Phụ Nữ Sức Khỏe

Hàng trăm trẻ bệnh hô hấp nhập viện, phụ huynh bỏ việc nhiều ngày chăm con

Bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối ở TPHCM gần đây đón hơn 5.000 lượt trẻ khám bệnh hô hấp mỗi ngày. Hàng trăm trường hợp nhập viện, trong đó có những ca biến chứng nặng phải nằm lại nhiều ngày.

Sáng 22/11, phòng điều trị của khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) chật kín bệnh nhi. Trong đó, có hàng loạt trẻ còn rất nhỏ nằm mệt nhoài, chốc chốc phải được hỗ trợ hô hấp.

Vợ chồng mỗi người một nơi vì con bị bệnh hô hấp

Cầm mặt nạ cho con thở khí dung, chị Vân (tạm trú tại quận Bình Tân, TPHCM) lo lắng khi bé gái mới hơn 2 tuổi lộ vẻ yếu ớt, nhợt nhạt. Theo lời kể của người mẹ, khoảng 6 tháng trước, bé đã có một đợt ho nhẹ, tự uống thuốc khỏi bệnh.

Cách đây hơn 1 tuần, bé tái ho liên tục 3 ngày. Chị Vân đưa con đi khám, lấy thuốc về uống nhưng tình trạng không cải thiện, lại ho dữ dội đến mức không nằm được. Lo lắng, người mẹ ôm bé đến Bệnh viện Nhi đồng 2 "cầu cứu".

Bé gái phải thở khí dung trong quá trình điều trị bệnh hô hấp (Ảnh: Hoàng Lê).

Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phổi nặng kèm suyễn, chuyển tiếp lên khoa Hô hấp 1. Cả tuần qua, bé phải sử dụng thuốc cả đường uống và đường truyền, hỗ trợ hô hấp.

"Vợ chồng tôi có 2 cháu. Bé lớn mới 7 tuổi giờ để ở nhà cho chồng chăm, còn tôi nghỉ việc cả tuần nay để chăm bé út. Bác sĩ chưa nói ngày nào cháu được xuất viện, tôi không nghĩ tình trạng con lại nặng vậy", chị Vân chia sẻ.

Ở giường đối diện, gia đình chị Kim Thanh (quê An Giang, tên đã thay đổi) cũng trong tình cảnh tương tự, khi vợ chồng phải chia nhau ra lo cho con. Cách đây hơn 2 tuần, bé Q.T. (2 tháng tuổi), con gái út của chị Thanh xuất hiện tình trạng mệt lừ đừ, khó thở.

Theo lời người mẹ, khi thấy con gái nằm điều trị ở một cơ sở y tế tại tỉnh Đồng Nai 10 ngày nhưng không khỏi, chị đưa bé T. đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám thì được chẩn đoán con bị viêm phổi nặng.

Khu vực phòng cách ly được tận dụng để điều trị trẻ bệnh đường hô hấp khi số ca nhập viện tăng cao (Ảnh: Hoàng Lê).

"Tôi là công nhân may, còn chồng làm sơn nước. Mấy ngày qua, tôi với bà ngoại thay phiên nhau vào khoa canh cháu nhỏ, còn cha bé ở Đồng Nai lo cho anh lớn. Chỉ mong bé sớm khỏi để về nhà, còn nằm viện thấy lo lắm", người mẹ tâm sự.

Chăm cháu ở chiếc giường cạnh phòng cách ly, ông Hùng (53 tuổi, ngụ quận 7) chia sẻ, bé D.K. (7 tuổi) đã có 3 tuần nằm điều trị tích cực. Trước đó, bé xuất hiện tình trạng ho sốt liên tục. Nghe bác sĩ tại khoa Cấp cứu báo hình ảnh chụp X-quang cho thấy bé bị nám phổi, gia đình bé trai tá hỏa.

"Những ngày qua, cháu tôi phải đặt ống dẫn lưu đưa dịch phổi ra ngoài, dùng thuốc, xử lý nhiễm trùng. Từ nhỏ tới giờ, bé chỉ ho với viêm họng bình thường, uống thuốc là hết, chỉ có đợt này bị nặng. Bệnh nhiễm virus thật nguy hiểm", ông ngoại bệnh nhi nói.

Bé trai 7 tuổi đã nằm viện 3 tuần vì biến chứng viêm phổi nặng (Ảnh: Hoàng Lê).

5.000 lượt khám mỗi ngày, hàng trăm ca nhập viện

Bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thị Thanh Thảo, Phó trưởng khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, thông thường đến thời điểm cuối năm, số ca bệnh hô hấp lại gia tăng.

Từ tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt trẻ đến bệnh viện khám các vấn đề hô hấp, tăng khoảng 30% so với tháng trước đó. Đến sáng 22/11, có khoảng 270 trường hợp điều trị nội trú tại khoa Hô hấp 1.

Vì số lượng quá đông, khoa phải tận dụng cả khu vực phòng cách ly đang trống để đưa các ca bệnh hô hấp thông thường vào nằm.

Theo bác sĩ Thảo, đa số trẻ đến khám với bệnh cảnh viêm hô hấp trên, nhiễm siêu vi. Còn với những trường hợp nặng như viêm tiểu phế quản, viêm phổi nặng, lên cơn suyễn sẽ có chỉ định nhập viện.

Phòng Cấp cứu của khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 có rất đông bệnh nhân thời điểm sáng 22/11 (Ảnh: Hoàng Lê).

Bên cạnh những phụ huynh có ý thức đưa trẻ đi khám sớm, vẫn còn một số trường hợp do bận rộn mà mua thuốc cho con tự điều trị tại nhà không đúng cách, dẫn đến bé biến chứng nặng.

"Có trường hợp trẻ đã viêm phổi nhưng chỉ uống thuốc hạ sốt, khiến trẻ diễn tiến viêm phổi nặng, biến chứng tràn dịch, tràn mủ màng phổi, hoại tử phổi, suy hô hấp...", bác sĩ Thảo dẫn chứng và tiết lộ, tháng 10 vừa qua có 8 ca bệnh nặng phải chuyển vào khoa Hồi sức.

Cũng theo bác sĩ Thảo, đa số bệnh hô hấp thông thường đều có thể điều trị tốt ở các cơ sở tuyến quận huyện. Nhưng nếu trẻ ho kéo dài trên 2 ngày và sốt nặng hơn, phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra ngay.

Các bác sĩ dự báo, mùa bệnh hô hấp sẽ còn kéo dài đến tháng 1 (Ảnh: Hoàng Lê).

Cha mẹ cũng có thể dự phòng bệnh cho trẻ bằng những cách cơ bản như rửa tay, đeo khẩu trang, uống nhiều nước. Trẻ cũng nên được chích ngừa các mũi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, đồng thời chích thêm các mũi ngừa phế cầu, cúm...

Về dinh dưỡng, trong thời gian trẻ bệnh nên sử dụng thức ăn lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn, uống nước nhiều để dễ tống các đàm nhớt ra ngoài.

Ngoài ra, khi trong gia đình có người bị ốm, ho cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc để không lây bệnh cho trẻ. Đồng thời, sau một đợt nhiễm siêu vi cúm, trẻ rất dễ bị viêm phổi và bệnh tiếp đợt 2, nên cha mẹ cần chú ý để điều trị kịp thời cho con. Các bác sĩ dự báo, mùa bệnh hô hấp sẽ còn kéo dài đến tháng 1.

Theo Hoàng Lê/Dân Trí

Tin liên quan

Mắc căn quen thuộc, người phụ nữ không thể ngủ vì cảm giác "giòi bò trong xương"

Một người phụ nữ mệt mỏi kéo dài nhiều đêm và không thể chợp mắt vì bị cảm giác giòi...

COVID-19 chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B, những ai điều trị phải trả chi phí?

Tại Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế, Bộ Y tế đã điều chỉnh phân loại COVID-19...

Ăn củ ráy để chữa bệnh đau xương khớp theo thông tin trên mạng, người phụ nữ bị bỏng phải...

Người phụ nữ nghe một số thông tin trên mạng nói rằng ăn củ ráy có thể chữa bệnh đau...

Nghiên cứu chỉ ra một loại cảm xúc có thể giúp giải quyết công việc nhanh chóng

Theo một nghiên cứu gần đây, nếu bạn muốn hoàn thành công việc, đôi khi cảm thấy tức giận có...

Cơn đau ít gặp nhưng cảnh báo căn bệnh có thể gây đột tử

Dấu hiệu đặc trưng của nhồi máu cơ tim cấp là cơn đau ngực sau xương ức và lan ra...

Biểu hiện ung thư dễ bị nhầm với bệnh cúm

Bệnh nhân bị ung thư hạch và bệnh bạch cầu có nhiều triệu chứng giống cúm như mệt mỏi, sưng...

Lý do phụ nữ ít mắc bệnh tim mạch hơn nam giới

Nam giới và nữ giới có các vấn đề sức khỏe khác nhau. Phụ nữ ít bị bệnh tim mạch...

Tin mới nhất

Ghé nhà bạn chồng chơi, nửa đêm thấy con cô ấy đứng ở ban công làm hành động lạ

10 giờ trước

Cháu đi 300 cây số về quê nghỉ lễ, bà nội chỉ cho ăn đồ thừa, nhìn mâm cơm tôi...

10 giờ trước

Về quê ăn lễ nắng nóng 40 độ nhưng bà nội không cho cháu bật điều hoà, tôi cảm ơn...

10 giờ trước

Trở lại thành phố sau kì nghỉ lễ, chồng khăng khăng đòi đưa con 10 tháng tuổi đi xe máy...

12 giờ trước

Làm giúp việc 15 năm, sau khi bà chủ qua đời tôi bất ngờ có tên trong di chúc kèm...

12 giờ trước

Hết lễ đưa con gái về lại phố, tôi choáng váng khi thấy trong cặp sách con một xấp tiền...

12 giờ trước

Chồng đi làm về giữa đêm phát hiện vợ nằm ngủ còn con mất tích, đứa trẻ ở nơi không...

1 ngày trước

Bà nội trông cháu lương 10 triệu/tháng, thấy con béo tốt từng ngày tôi vội vã nói bà về quê,...

1 ngày trước

Dự định đưa con về ngoại dịp nghỉ lễ, chồng nói một câu khiến tôi hối hận chỉ muốn ly...

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình