Phụ Nữ Sức Khỏe

Hà Nội: 1 tuần, số ca tay chân miệng bằng gần 5 tháng đầu năm cộng lại

Hà Nội vừa ghi nhận thêm 179 ca tay chân miệng tại 23 quận, huyện chỉ trong 1 tuần. Đây là tuần có số ca cao nhất tính từ đầu năm 2022 tới nay.

Ngày 14/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết tuần qua, Hà Nội ghi nhận 179 ca mắc tay chân miệng tại 23 quận, huyện (tăng 7 ca so với tuần trước đó).

Các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân là: Sóc Sơn (21); Mê Linh (18); Chương Mỹ (17); Đống Đa (16); Thanh Trì (15); Đông Anh (12); Ba Vì (11).

Số ca mắc tay chân miệng trong một tuần của tháng 6/2022 tương đương với số mắc trong gần 6 tháng của năm ngoái (là 178 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, thành phố có 624 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái).

Trước đó, như báo Sức khoẻ & Đời sống đã đưa tin, tính từ đầu năm đến ngày 20/5, Hà Nội ghi nhận 175 ca tay chân miệng. Như vậy, chỉ trong 3 tuần (từ 20/5 đến 12/6), Hà Nội có gần 450 ca tay chân miệng; riêng tuần qua số ca mắc nhiều hơn tổng số ca ghi nhận trong gần 5 tháng đầu năm.

TS. BS Đỗ Thiện Hải – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, đặc biệt giai đoạn giao mùa là thời điểm thuận lợi nhất cho virus gây bệnh phát triển.

Trẻ mắc tay chân miệng thường có các biểu hiện như: Sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).

Tuy nhiên, có một số trẻ chỉ có biểu hiện loét miệng hoặc nổi nốt nhỏ ở mông hay bẹn, nếu gia đình không chú ý thì rất khó phát hiện.

Theo TS Hải, đa phần trẻ mắc bệnh có diễn biến nhẹ, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh cũng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.

"Khi phát hiện trẻ mắc bệnh, gia đình nên đưa con đến khám tại các cơ sở y tế, để được tư vấn về cách chăm sóc, cách phát hiện triệu chứng nặng để có thể đưa trẻ đến điều trị kịp thời, không nên tìm hiểu trên mạng rồi tự ý dùng thuốc, có thể khiến bệnh của trẻ nặng thêm" – BS Hải lưu ý.

 
Trẻ mắc tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Trần Việt

Ba dấu hiệu sớm cảnh báo tay chân miệng diễn biến nặng

- Sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt.

- Giật mình: Đây là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

- Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

TS.BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, đã có nhiều trường hợp trẻ biến chứng nặng do gia đình không biết nên đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo.

"Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, không nên chủ quan tự theo dõi ở nhà, tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra", ông lưu ý.

Trong khi số ca tay chân miệng tăng mạnh thì tuần qua (từ 6 đến 12/6) số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội lại giảm.

Cả tuần, thành phố ghi nhận 18 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 2 ca so với tuần trước đó) tại 10 quận, huyện: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Chương Mỹ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Sóc Sơn.

Cộng dồn từ đầu năm 2022 cho đến nay, thành phố có 93 ca mắc sốt xuất huyết (giảm hơn 30% so với cùng kỳ năm 2021).

Theo Võ Thu/Sức khỏe Đời sống

Tin liên quan

Giữ cho bộ não lão hóa của bạn khỏe mạnh với những thực phẩm này

Bộ não sẽ lão hoá theo tuổi tác, do đó, bổ sung dinh dưỡng phù hợp và ăn các loại...

Giải mã giấc mơ: Vì sao có một vài giấc chiêm bao sống động như THẬT?

Khi bạn thức dậy từ một giấc mơ kỳ lạ nhưng sống động như hiện thực, bạn đột nhiên tò...

Tuyến giáp và 4 lầm tưởng mà chúng ta không biết!

Tuyến giáp dung nạp tất cả mọi thứ trong cơ thể chúng ta. Nó tạo ra các hormone điều chỉnh sự...

Nghiên cứu mới: Người cao tuổi ngủ trưa hơn một giờ tăng 40% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?

Chợp mắt một tiếng vào buổi trưa được ví như cuộc sống của thần tiên. Nhiều người hiểu về giấc...

Đột phá: Một mũi "vắc-xin" có thể trị dứt HIV/AIDS

Các nhà khoa học Israel vừa thử nghiệm thành công bước đầu phương pháp điều trị mới dành cho bệnh...

Hy hữu người phụ nữ mang thai trên 'lá gan'

Đau bụng nhiều ngày, người phụ nữ đi khám và siêu âm thì tá hỏa vì phát hiện thai ở...

Có bắt buộc tiêm vắc xin mũi 4 phòng COVID-19?

Bộ Y tế cho biết, đến ngày 11/6, cả nước đã tiêm trên 223 triệu liều vắc xin phòng COVID-19...

Tin mới nhất

Hè nắng đổ lửa, không còn sợ lớp trang điểm ‘nhòe nhoẹt’ vì làn da nhiều dầu nhờ bí quyết...

2 giờ trước

Bí quyết 'đẹp bất chấp' mùa nắng với các tips siêu đơn giản

2 giờ trước

Nữ chính trong 'Lật mặt 7' của Lý Hải: Từng bị quỵt cát-xê nhưng vẫn đam mê diễn xuất, 70...

2 giờ trước

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

9 giờ trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

9 giờ trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

9 giờ trước

Hà Cảnh bất ngờ làm Cameo trong "Khó dỗ dành', đập tan tin đồn bất hòa với Bạch Kính Đình?

9 giờ trước

Dương Mịch chính thức chuyển hình thất bại vì Cáp Nhĩ Tân 1944?

9 giờ trước

Lưu Thi Thi có cảnh đi dưới mưa xứng đáng được 'phong thần', tiếp tục chứng minh đẳng cấp sao...

9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình