Phụ Nữ Sức Khỏe

Giúp trẻ vui đến trường sau Tết, đây là điều cha mẹ nên làm với con theo từng độ tuổi

Việc trẻ ương bướng khi quay lại trường sau 1 kỳ nghỉ Tết dài là điều khó tránh khỏi. Liệu chúng ta nên làm gì để giúp trẻ quay lại trường 1 cách vui vẻ?

Tại sao trẻ không thích quay lại trường sau kỳ nghỉ lễ?

Vấn đề nằm ở cảm giác lo lắng. Nếu bạn đứng trước kì thi bạn cũng có cảm giác này.

Mỗi đứa trẻ đều có cảm giác này sau một kì nghỉ dài có quá nhiều thời gian thư giãn như được ngủ trễ, không cần lo bài vở, xem TV hoặc chơi thỏa thích. Hiểu được cảm giác trước kỳ thi, bạn sẽ hiểu trẻ có nhiều lo lắng như thế nào khi phải bắt đầu đến trường trở lại.

Tâm lý chung của nhiều trẻ là không thích đến trường sau Tết - Ảnh minh họa: Internet

Cảm giác lo lắng này là thông thường và thể hiện rằng trẻ bắt đầu có khả năng kết nối cảm xúc quá khứ và hiện tại. Điều này là một phần của phát triển khả năng đối phó với stress.

Theo TS. Stephanie E, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa Bệnh viện Rogers, cảm giác lo lắng này là cảm giác tạm thời, nó có thể được triệt tiêu khi có những lời hứa và ủng hộ chân thành từ phía cha mẹ.

Ngược lại, nếu chúng ta thường xuyên đem chuyện đi học của trẻ để bàn luận trong những ngày trước đó, sẽ làm tăng cảm giác lo lắng ở trẻ về ngày quay lại trường. Điều mà phần lớn cha mẹ vô tình mắc sai lầm.

Điều cha mẹ cần làm theo từng độ tuổi của trẻ

Trẻ từ 1 - 5 tuổi

Hãy tạo 1 suy nghĩ ở trẻ: Đi học sau nghỉ lễ là điều hiển nhiên. Do đó, đừng cảnh báo và thường xuyên nhắc về ngày đi học của trẻ, đặc biệt là đêm trước ngày đến trường. Điều này chỉ làm gia tăng cảm giác lo lắng ở trẻ.

Thay vào đó, đến ngày bạn kêu trẻ dậy sớm và chuẩn bị bữa sáng như lúc đi học. Tại thời điểm này, trẻ có cảm giác buồn, nhưng không phải lo lắng. Cảm giác buồn rồi sẽ được thay thế bằng một cảm giác khác khi gặp thầy cô, trong khi đó cảm giác lo lắng sẽ ít bị thay thế bởi trẻ thu mình và mất một thời gian để thích nghi. Dĩ nhiên, bạn sẽ phải gặp 1 vài lần "làm mình làm mẩy" của trẻ.

Độ tuổi này trẻ gặp khó khăn dùng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc của trẻ, việc hỏi thăm về cảm xúc ở trường chỉ làm trẻ lo lắng và khó diễn đạt - Ảnh minh họa: Internet

Cho trẻ lời hứa đón trẻ sớm trước bạn bè cùng lớp. Đây là cách tốt để củng cố niềm tin và sự ủng hộ tinh thần cho trẻ. Dĩ nhiên, khi bạn hứa thì phải thực hiện được. Nếu bạn không làm được thì đừng hứa bởi vì thất hứa sẽ làm trẻ rất buồn và thất vọng.

Khi trẻ về nhà trong khoảng từ 1- 7 ngày, trẻ vẫn có thể buồn, bạn cũng không cần hỏi những câu hỏi như trên lớp con có vui không, có quen không. Bạn chỉ nên sinh hoạt bình thường với trẻ.

Nên nhớ rằng, độ tuổi này trẻ gặp khó khăn dùng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc của trẻ, việc hỏi thăm về cảm xúc ở trường chỉ làm trẻ lo lắng và khó diễn đạt.

Bạn chỉ cần tạo 1 môi trường bình thường như chưa có lễ Tết, trẻ tự nhiên sẽ quay về trạng thái bình thường.

Trẻ từ 6 - 10 tuổi

Việc nhắc đến ngày đi học ở tuổi này là vô nghĩa bởi bản thân trẻ ý thức được nó, tuy nhiên, trẻ không muốn nhắc đến. Vấn đề lo lắng tuổi này thường không phải nỗi lo chia cắt, mà có thể là nỗi lo về vấn đề bài vở và cô giáo nhiều hơn. Do đó, điều bạn cần làm là hãy dành 1 ngày gần cuối giúp trẻ làm bài tập (nếu có).

Cha mẹ hãy cùng trò chuyện với các bé ở độ tuổi này về những chuyện ở lớp - Ảnh minh họa: Internet

Khi đi học về, trẻ tuổi này lại cần bạn hỏi thăm nhiều về thời gian ở trường bởi vì trẻ muốn nói cho bạn nghe sau Tết bạn bè như thế nào. Do đó, bạn hãy tận dụng thời điểm này mà chia sẻ với trẻ:

- Lớp con hôm nay có bạn nào nghỉ học không?

- Bạn A (nếu bạn biết) ngày Tết có đi chơi đâu không?

- Các bạn đi chơi Tết những đâu vậy con?

Câu hỏi nên tránh các vấn đề bài vở và về cô thầy giáo nếu bạn muốn trẻ vui vẻ trả lời.

Cảm giác lo lắng khi quay lại trường sau 1 kỳ nghỉ là thông thường và tạm thời. Nếu chúng ta biết điều trẻ quan tâm là gì và chính điều đó tạo chọ trẻ cảm giác lo lắng thì chúng ta có thể giúp trẻ vượt qua dễ dàng.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Tin liên quan

Những cách để nuôi con thành một đứa trẻ thành công

Một trong những khó khăn nhất trong cuộc đời mà bạn sẽ phải trải qua đó là nuôi dạy con...

Nguyên tắc dạy con "3 không" rất hiệu quả của tổng thống Donald Trump

Bên cạnh cương vị tổng thống, Donald Trump còn được biết tới là một nhà kinh doanh xuất sắc và...

Trẻ biếng ăn, nghiện sử dụng điện thoại sau Tết: Đây là cách giúp con trở lại cuộc sống thường...

Mặc dù đã tạo lập những thói quen tốt cho con nhưng cha mẹ vẫn phải đối mặt với những...

Cách dạy con của bà mẹ siêu nhân Nhật Bản

Những bà mẹ siêu nhân thích trông chừng, giám sát con và bắt con học từ sáng đến đêm dù...

Hoa hậu Phạm Hương kể hết kinh nghiệm nuôi dạy con, tiết lộ con 1 tuổi đã biết đi

Phạm Hương chú trọng rèn luyện cho con phát triển tư duy và trí tuệ.

Dạy con theo phương pháp montessori từ những năm đầu đời: Tiếp thu mặt tốt, loại bỏ mặt hạn chế

Việc giáo dục con được rất nhiều ba mẹ quan tâm. Dạy con theo phương pháp montessori do tiến sĩ...

Thay vì dạy chữ sớm, hãy dạy con những 'kỹ năng suốt đời' này

Nhiều bậc cha mẹ có thể kỳ vọng con sẽ biết đọc hay biết viết ngay từ khi học mẫu...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

19 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

19 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

19 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

19 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

19 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

19 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 9 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 9 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 9 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình