Mì ăn liền thường được chế biến theo cách chiên công nghiệp, cùng đó là gói gia vị chứa nhiều muối và một ít chất bảo quản. Khi ăn mì hệ tiêu hóa của chúng ta sẽ tiêu hóa phần dầu và muối trước khiến cho cơ thể dễ bị nóng, tăng tiết bã nhờn ra lỗ chân lông và tăng khả năng nổi mụn cho chúng ta.
Vì thế, nếu ăn mì thường xuyên thì tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Do đó, hãy tham khảo ngay cách ăn mì mà không lo nóng trong người hay nổi mụn bằng cách ăn thế này:
Trụng sơ mì qua nước sôi trước khi nấu
Một trong những nguyên nhân gây nóng và nổi mụn khi ăn mì tôm là do mì được chiên và tẩm nhiều gia vị trong quá trình sản xuất, chính vì vậy để loại bỏ được một phần nguyên nhân gây nóng này các bạn hãy dùng nước sôi trụng sơ qua vắt mì sau đó cho vào tô về thêm nước và gia vị vào để ăn như bình thường.
Bổ sung thêm rau củ quả khi ăn mì tôm
Khi nấu mì tôm bạn nên chuẩn bị thêm một sau loại rau như xà lách, rau thơm, rau quế rửa sạch và lặt nhỏ cho vào tô. Bạn cũng có thể trụng sơ qua đầu hành lá hoặc củ hành tây để cho vào tô mì vừa tạo mùi thơm vừa bổ sung thêm chất xơ và dinh dưỡng.
Ăn mì tôm có bổ sung thêm rau sẽ giúp cơ thể của bạn thanh lọc được những thành phần không tốt trong mì tôm giúp bạn không bị nóng trong người cũng như giảm nguy cơ bị mụn.
Không sử dụng gói gia vị và dầu có trong gói mì tôm
Gói gia vị và dầu đi kèm trong gói mì tôm cũng là nguyên nhân khiến bạn sau khi ăn mì tôm có thể bị nóng và nổi mụn. Khi nấu mì tôm bạn nên dùng một ít nước mắm cũng như nêm ít gia vị của bạn, đặc biệt không sử dụng gói dầu đi kèm vì gói dầu này chỉ có tác dụng tăng vị béo cho tô mì.
Đối với một số loại mì có nước sốt thì bạn cũng chỉ nên dùng một ít nước sốt này để mì hấp dẫn hơn mà thôi.
Không ăn mì tôm quá cay quá mặn
Nhiều bạn có thói quen bỏ hết gói muối nêm, nước tương, nước mắm và cho thêm nhiều ớt trái hoặc tương ớt, ớt sa tế vào tô mì để ăn. Đây là thói quen cực kỳ không tốt cho cơ thể. Bản thân ăn mì gói đã khiến cho bạn nạp một lượng muối và dầu vào dạ dày rồi, bạn lại cho thêm nhiều gia vị mặn và cay vào thì sẽ làm cho dạ dày dễ bị tổn thương và gây ra một số bệnh liên quan tới dạ dày.
Do đó, nếu muốn tốt cho cơ thể thì hãy hạn chế ăn quá cay và mặn. Nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi.
Uống nhiều nước sau khi ăn mì
Sau khi ăn mì tôm, cơ thể của bạn sẽ cần nhiều nước để tiêu hóa cũng như đào thải một số chất không thể hấp thụ của mì tôm. Vì vậy, sau khi ăn mì tôm khoảng 1h bạn nên bổ sung nước một cách đều đặn để hỗ trợ gan, thận lọc đi những chất không tốt có trong mì giúp bạn hạn chế hấp thu những chất này.
Bạn cũng có thể dùng một số loại nước ép như nước ép bí đao hay nước ép bưởi để giúp cơ thể được thanh lọc và giải nhiệt.
Ăn trái cây sau khi ăn mì
Để giúp cơ thể có thể thanh lọc tốt hơn sau khi ăn mì tôm thì các bạn có thể sử dụng thêm trái cây tươi hoặc trái cây dầm để giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra khuyến cáo 1 tuần chỉ nên ăn mì gói 1 lần, nhất là đối với trẻ em. Vì thế, nên hạn chế được việc ăn mì gói thì càng tốt. Đồng thời, trên thị trường cũng có nhiều sản phẩm ăn liền chẳng hạn như miến, phở, hủ tiếu ăn liền. Bạn có thể tham khảo thay thế cho mì gói.