Phụ Nữ Sức Khỏe

Giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan không kiểm tra, người đàn ông cứng hàm, nguy kịch phải thở máy vì nhiễm uốn ván

Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ không đáng kể nên đã không đến cơ sở y tế kiểm tra và cũng không tiêm huyết thanh phòng uốn ván.

Theo thông tin từ Dân Trí, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận người bệnh L.M.T. (SN1965) ở huyện Thanh Thủy trong tình trạng khó thở, cứng hàm, suy hô hấp, viêm phổi, được chẩn đoán mắc uốn ván giai đoạn toàn phát mức độ nặng.

Theo chia sẻ của người nhà, khoảng 2 tuần trước khi vào viện, người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ không đáng kể nên đã không đến cơ sở y tế kiểm tra và cũng không tiêm huyết thanh phòng uốn ván.

Trong thời gian điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, các bác sĩ phải áp dụng các biện pháp hồi sức tích cực như: kiểm soát hô hấp nhân tạo (mở khí quản thở máy), dùng huyết thanh kháng độc liều cao, kiểm soát các triệu chứng và biến chứng, dùng kháng sinh dự phòng chống bội nhiễm...

Sau 4 tuần điều trị, người bệnh tỉnh, bỏ được máy thở, tự thở qua canuyn mở khí quản, hết co giật, người bệnh chuyển sang giai đoạn điều trị phục hồi.

Người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ không đáng kể nên đã không đến cơ sở y tế kiểm tra - Ảnh: Dân trí

Dẫn tin từ VnExpress, theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, uốn ván (tetanus) là bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là cứng cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Thời gian ủ bệnh thường 3-21 ngày, có thể từ một ngày đến vài tháng, phụ thuộc vào đặc điểm, độ lớn và vị trí vết thương. Hầu hết trường hợp bệnh xuất hiện trong vòng 14 ngày kể từ khi nhiễm vi khuẩn uốn ván. Vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn.

Vi khuẩn uốn ván tồn tại dưới hai dạng là dạng nha bào tồn tại ngoài môi trường và dạng hoạt động tồn tại trong cơ thể thông qua vết thương. Uốn ván là bệnh nguy hiểm do thời gian điều trị kéo dài, có thể vài tuần đến vài tháng, chi phí điều trị tốn kém và tỷ lệ tử vong cao.

Vết thương bị nhiễm bẩn nặng thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn và bệnh cũng nặng hơn - Ảnh minh họa: Internet

Tiêm huyết thanh phòng uốn ván (SAT) là biện pháp đơn giản và hiệu quả, giúp ngăn ngừa bệnh uốn ván khi có vết thương ngoài da. Bệnh nhân trên đã chủ quan không tiêm phòng uốn ván sau khi đạp phải đinh.

Bác sĩ khuyến cáo những người có nguy cơ cao như nông dân, người làm công việc dọn vệ sinh, công nhân xây dựng, tiếp xúc trực tiếp với đất cát, bụi bẩn, phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc sinh nở, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nên tiêm phòng uốn ván đủ liều. Khi bị vết thương ngoài da, đặc biệt là vết thương bị nhiễm bẩn, dính đất cát, bụi bẩn, cần đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách và tiêm phòng sớm.

Tuệ Anh (TH)

Tin liên quan

Nghiên cứu chỉ ra tốc độ lão hóa của các cơ quan trong cơ thể người không giống nhau

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tốc độ lão hóa ở mỗi cơ quan trong cơ thể người...

Không làm “chuyện ấy” quá lâu, “cậu nhỏ” có ngắn lại không? Chuyên gia khẳng định nam giới sẽ gặp...

Việc quan hệ là một nhu cầu cần thiết của các cặp đôi, tuy nhiên nếu “chuyện ấy” để quá...

Bác sĩ tiết lộ lý do khiến cơn ho kéo dài trong vài tháng vào mùa đông dù đã sử...

Nếu bạn bị ốm trong vài tuần và kết quả xét nghiệm âm tính với mọi thứ, thì đây là...

Tiểu ra máu, đau lưng là dấu hiệu cảnh báo sớm loại ung thư này

Máu trong nước tiểu là dấu hiệu phổ biến nhất của ung thư niệu quản. Lượng máu có thể nhiều...

Bệnh cúm A/H5N1 trên gia cầm lây sang người như thế nào?

Bệnh cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến...

Căn bệnh nào là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng thứ 2 ở Việt Nam?

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng thứ 2 ở...

Trẻ vừa khỏi bệnh tay chân miệng vẫn có nguy cơ mắc lại nếu tiếp xúc với nguồn lây

Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng trẻ vừa khỏi bệnh tay chân miệng thì không có nguy cơ mắc...

Tin mới nhất

Giá vàng hôm nay 3/5/2024: Vàng SJC biến động trái chiều, quay đầu giảm nhẹ

10 giờ trước

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc mưa và giông, nhiều nơi giảm nhiệt, Nam Bộ nắng nóng và nắng nóng...

10 giờ trước

Số người ngộ độc sau khi ăn bánh mỳ ở Đồng Nai không ngừng tăng: 2 bệnh nhi tiên lượng...

10 giờ trước

Đối mặt thời tiết cực đoan dị thường, miền Bắc đón 2 đợt gió mùa Đông Bắc trong tháng 5,...

10 giờ trước

Thông tin mới nhất trong vụ hơn 300 người nghi ngộ độc do ăn bánh mì ở Đồng Nai

16 giờ trước

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách...

16 giờ trước

Cận cảnh tình trạng nước cạn đáy, gần 200 tấn cá chết thối, nổi trắng hồ Sông Mây

1 ngày 4 giờ trước

Giá xăng tăng tiến sát 25.000 đồng/lít kể từ chiều ngày 2/5/2024

1 ngày 4 giờ trước

Thử thách tìm 5 quả dứa trong căn phòng cổ điển: Nếu làm được chứng tỏ bạn có kĩ năng...

1 ngày 4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình