Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh cúm A/H5N1 trên gia cầm lây sang người như thế nào?

Bệnh cúm gia cầm lây sang người có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp từ mức nhẹ đến mức nghiêm trọng. Bệnh tiến triển nhanh và có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển, cần có các biện pháp phòng lây nhiễm.

Cúm gia cầm gây ra bởi các chủng cúm A, thường chỉ lây nhiễm cho các loài chim hoang dã và gia cầm nuôi, một số chủng trong số đó có thể lây nhiễm cho người như H5, H7 và H9. Hầu hết các trường hợp cúm gia cầm ở người là do các chủng Châu Á H5N1 và H7N9 gây ra.

Nhiễm cúm gia cầm thường không có triệu chứng ở chim hoang dã nhưng có thể làm chúng chết rất nhiều. Ở người, tỷ lệ tử vong do nhiễm các phân type A/H5N1, A/H5N6 và A/H7N9 cao hơn nhiều so với nhiễm virus cúm mùa A và B, trong khi hầu hết các trường hợp nhiễm cúm A/H7N7 và cúm A/H9N2 thường gây bệnh nhẹ hơn.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), con người có thể bị nhiễm virus cúm gia cầm, cúm lợn và các loại virus cúm khác như: Cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9 và A/H9N2; các virus cúm lợn như: A/H1N1, A/H1N2 và A/H3N2.

Nhiễm virus cúm ở người chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc môi trường bị ô nhiễm, những virus này không có khả năng lây truyền bền vững giữa người và người.

Hầu hết các trường hợp cúm gia cầm ở người là do các chủng Châu Á H5N1 và H7N9 gây ra.

Phần lớn các trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1 ở người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống hoặc chết bị nhiễm bệnh. Sự lây nhiễm có thể xảy ra qua các đường tiếp xúc trực tiếp: giết mổ, vận chuyển, mua bán hoặc cầm, sờ vào gia cầm bị nhiễm bệnh.

Qua ăn, uống: Thịt và các sản phẩm của gia cầm bị nhiễm bệnh. Thịt và các sản phẩm của gia cầm không được nấu chín kỹ như trứng, tiết canh...

WHO nhấn mạnh, kiểm soát bệnh ở động vật rất quan trọng để giảm nguy cơ nhiễm virus cúm gia cầm hoặc cúm động vật ở người.

Còn theo nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) - Hoa Kỳ, chim và gia cầm nhiễm bệnh sẽ thải virus qua nước bọt, chất nhầy và phân. Virus tồn tại trong khí dung hoặc bụi khí, từ đó xâm nhập vào các cơ quan mắt, mũi, miệng của con người. Virus H5N1 cũng có thể lây nhiễm qua đường tiếp xúc, khi chúng ta chạm vào bề mặt của vật thể mang virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh xảy ra khi con người tiếp xúc gần và kéo dài với gia cầm mắc bệnh mà không có biện pháp bảo vệ như đeo găng tay, khẩu trang. Nhìn chung, các nguy cơ lây nhiễm sẽ phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc. Cụ thể là khoảng cách và thời gian tiếp xúc với gia cầm mắc bệnh.

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh hô hấp, mắc cúm A (H5N1), COVID-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia…

Triệu chứng khi mắc cúm A/H5N1

Theo Ths. BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương; các dấu hiệu và triệu chứng của A/H5N1 bắt đầu trong vòng 2-7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, biểu hiện thường thấy là:

  • Người bệnh có thể sốt cao liên tục trên 38 độ C.
  • Rét run, mệt mỏi.
  • Cảm thấy đau đầu, đau cơ, tiêu chảy.
  • Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
  • Đau rát họng, ho, thường ho khan.

Các triệu chứng do cúm A/H5N1 có thể trở nên trầm trọng chỉ sau nửa ngày. Bệnh cúm diễn biến nhanh gây suy hô hấp cấp như khó thở, thở nhanh, da tím tái. Các triệu chứng đi kèm như đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, ý thức mê man. Nhiễm cúm A/H5N1 nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến tử vong.

Nên làm gì để chủ động phòng chống cúm A/H5N1

Hiện nay vẫn chưa có vaccine đặc hiệu phòng cúm A/H5N1. Các vaccine cúm phòng các chủng virus cúm A, B khác không có tác dụng phòng chống lại cúm chủng A/H5N1. Vì vậy cách để phòng bệnh tốt nhất là chủ động ngăn ngừa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo đối với bệnh cúm A/H5N1 :

  • Không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc, đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay sau khi chế biến.
  • Không giết mổ, vận chuyển, buôn bán gia cầm không đảm bảo an toàn vệ sinh, không rõ nguồn gốc.
  • Tuyệt đối không giết mổ và sử dụng gia cầm bệnh, chết nếu phát hiện phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn phòng ngừa dịch bệnh lây truyền.
  • Khi có biểu hiện bệnh nghi ngờ có liên quan đến gia cầm như: sốt cao đột ngột, đau họng, ho khan, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Cúm gia cầm A/H5N1 là bệnh diễn tiến nhanh, tiến triển nặng có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vì vậy ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ khởi phát bệnh, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thời gian gần đây, Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận các thông tin về sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh hô hấp, mắc cúm A/H5N1, COVID-19 tại một số quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia…

Theo Cục Y tế dự phòng, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, chuyển mùa thay đổi thất thường. Đây chính là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.

Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.

Theo Nguyễn Mai/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Căn bệnh nào là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng thứ 2 ở Việt Nam?

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng thứ 2 ở...

Trẻ vừa khỏi bệnh tay chân miệng vẫn có nguy cơ mắc lại nếu tiếp xúc với nguồn lây

Nhiều cha mẹ chủ quan cho rằng trẻ vừa khỏi bệnh tay chân miệng thì không có nguy cơ mắc...

Chuyên gia cảnh báo sau Covid-19, ung thư có thể thành đại dịch

Tại Việt Nam, số ca ung thư mới vẫn đang tăng cao, ung thư vú và đại trực tràng có...

Tiền Giang ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên

Bệnh nhân nam 32 tuổi, ngụ huyện Cai Lậy được xác định dương tính với virus đậu mùa khỉ, sau...

Bị cúm có nên tắm không?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm Việt Nam ghi nhận từ 600.000 - 1 triệu trường...

Thời tiết chuyển mùa, đổ bệnh 'như chơi': Cẩn trọng với những cơn khô khớp!

Gió mùa về, thời tiết chuyển lạnh, nhiều người bị cơn đau nhức xương khớp ghé thăm.

Sốt mò và những điều cần biết

Sốt mò còn gọi là sốt do ấu trùng mò, hay sốt bờ bụi. Đó là một bệnh nhiễm trùng...

Tin mới nhất

Những thực phẩm tốt cho mắt bạn nên dùng hàng ngày 

12 phút trước

Phụ nữ sống trường thọ có 5 đặc điểm này, đáng chú ý nhất là điều thứ 4

13 phút trước

Tiết lộ những bộ phận cơ thể càng mềm càng khỏe, có thể bạn chưa biết

13 phút trước

Thiếu vitamin D có thể gây ra vấn đề sinh sản ở đàn ông và phụ nữ như thế nào?

14 phút trước

Khán giả vây kín chờ gặp nhan sắc nữ thần của Địch Lệ Nhiệt Ba trong sự kiện

14 phút trước

Triệu Lộ Tư lần đầu hợp tác cùng 'tra nam' Hoàng Tuấn Tiệp, dân tình nhiệt liệt phản đối vì...

15 phút trước

Mỹ nhân Việt lấy chồng thiếu gia: Lan Khuê làm dâu gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam, Midu...

5 giờ trước

Màu sắc nước tiểu cảnh báo điều gì về sức khỏe của bạn?

5 giờ trước

Trời đang nắng nóng, bất chợt mưa nồm, ẩm, dễ bệnh gì?

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình