Phụ Nữ Sức Khỏe

Giảm huyết áp nhờ hoa hòe

Cây hòe được nhiều gia đình trồng làm cảnh, lấy hoa. Trong Đông y, hoa hòe được dùng làm thuốc chữa một số bệnh thường gặp như huyết áp cao, thần kinh suy nhược, khó ngủ, bệnh trĩ, xuất huyết.

Cây hòe hay hoa hòe, hòe hoa, hòe mễ, có tên khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott. Loại cây này thường được trồng làm cảnh, lấy hoa, quả làm thuốc. Hoa hòe làm thuốc sẽ được thu hoạch vào tháng 7-9, khi nụ hoa sắp nở. Thu chọn ngày nắng to, đem nụ hoa phơi khô.

Hoa hòe thường được dùng để chữa huyết áp cao, thần kinh suy nhược, khó ngủ...

Trong Đông y, hoa hòe và quả hòe đều có vị đắng; hoa tính mát, quả tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, cầm máu, bổ não, chữa phụ nữ băng huyết, cao huyết áp…. Sau đây là một số bài thuốc dùng hoa hòe được giới thiệu trong cuốn sách Chữa bệnh bằng cây lá quanh nhà:

Chữa huyết áp cao: Dùng hoa hòe và hoa muồng (thảo thuyết minh) hai vị bằng nhau, sao đen, tán bột, uống mỗi lần 5g, ngày dùng 10-20g hoặc dùng mỗi vị 10g hãm như nước chè uống. Bài này thích hợp với người huyết áp cao, đầu choáng váng, ngón tay hơi tê, cần dự phòng xuất huyết não hoặc người có bệnh trĩ, đại tiện táo thường ra máu, đầu óc căng thẳng, thần kinh suy nhược, hỏa bốc nhức đầu, mắt đau sợ chói, khó ngủ.

Chữa các loại xuất huyết: Dùng hoa hòe (sao qua) 10-15g sắc uống. Nếu dùng quả hòe thì dùng lượng ít hơn, khoảng 8-12g. Bài thuốc này chữa các loại xuất huyết như đi lỵ ra máu, bệnh trĩ….

Chữa sốt xuất huyết nhẹ: Nếu bị sốt xuất huyết mà sốt đã lui nhưng còn xuất huyết nhẹ, chảy máu dưới da, trẻ em đổ máu mũi, chảy máu chân răng, trằn trọc khó ngủ thì dùng hoa hòe (sao qua) 10-12g hoặc quả hòe 10g sắc uống trong ngày.

Lưu ý: Hoa hòe tính mát, quả tính lạnh nên người tỳ vị hư hàn (hay đau bụng do lạnh, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát) không nên dùng vị thuốc này. Nếu cần dùng thì cần được các lương y có uy tín bắt mạch và bốc thuốc để trung hòa với các dược liệu có tính ấm nóng.

Theo Hoài Anh/ Thời Đại

Tin liên quan

Chuối tiêu - Từ lá đến quả đều là vị thuốc hay

Chuối tiêu tính hàn, vị ngọt, không độc, có tác dụng giảm phiền khát, nhuận phổi, nhuận tràng, thông huyết...

Rau cần: Vị thuốc tuyệt vời

Rau cần là loại rau thông dụng ở nước ta. Không chỉ được dùng để nấu ăn, rau cần còn...

Những bài thuốc hay từ quả dừa

Quả dừa là một trong những thực phẩm lành mạnh và được nhiều người yêu thích. Không chỉ thơm ngon,...

Bài thuốc cải thiện chứng mất ngủ

Mất ngủ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên,...

Những bài thuốc trị bệnh từ cà chua

Cà chua được xem là “siêu thực phẩm” vì có hương vị thơm ngon và nhiều lợi ích cho sức...

Các bài thuốc chữa viêm gan, xơ gan

Gan là cơ quan dễ bị tổn thương do thường xuyên phải tiếp xúc và xử lý các chất độc...

Tỏi - vị thuốc đa dụng

Trong thế giới thực vật phong phú, nhiều loại cây có khả năng phòng và chữa bệnh hiệu quả. Một...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình