Phụ Nữ Sức Khỏe

Giải mã bí quyết sống thọ của người Nhật nhờ tắm khoáng onsen

Nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, đau tim thấp hơn gần 30% ở những người tắm khoáng nóng mỗi ngày. Nhật Bản là một trong những nơi có nguồn suối nước nóng dồi dào nhất trên thế giới.

Thống kê cho thấy, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản là 87,45 tuổi và của đàn ông là 81,41 tuổi. Năm 2020, lần đầu tiên số người từ 100 tuổi trở lên tại quốc gia này vượt con số 80.000, trong đó phụ nữ chiếm hơn 88%.

Theo DW, Giáo sư Shinya Hayasaka, Đại học Thành phố Tokyo (Nhật Bản), đã nghiên cứu những lợi ích sức khỏe của việc tắm hoặc thư giãn trong suối nước nóng tự nhiên "onsen" trong hơn 20 năm. 

Nổi tiếng về núi lửa, Nhật Bản có khoảng 27.000 suối nước nóng tự nhiên mà thời xa xưa hầu như mọi người đều có thể tiếp cận và việc tắm rửa đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa quốc gia. 

Tắm khoáng nóng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Theo ông, có 3 lợi ích của việc tắm khoáng nóng thường xuyên. Thứ nhất là tăng nhiệt độ cơ thể. Ngâm mình trong nước nóng khiến các động mạch thư giãn và giãn nở, từ đó thúc đẩy quá trình tuần hoàn.

"Máu mang oxy, dinh dưỡng đến tất cả các tế bào trong cơ thể bạn và mang đi carbon dioxide, các chất thải khác. Chính sự thúc đẩy tuần hoàn này đã mang lại cảm giác phục hồi khi bạn ngâm mình trong bồn tắm" GS Hayasaka nói.

Nhiệt cũng có tác dụng giảm đau, giảm độ nhạy cảm của dây thần kinh, có thể giúp giảm đau lưng, cứng vai và các loại đau nhức khác. Nhiệt cũng làm mềm các dây chằng giàu collagen bao quanh khớp, khiến chúng dẻo dai hơn, giảm đau khớp.

Thứ 2, nghiên cứu cho thấy việc ngâm mình trong bồn tắm có thể giúp ngủ ngon. Lý do là sức nổi của cơ thể khi ở trong nước giúp giảm căng cơ, cho phép các cơ được thư giãn.

Thứ 3, theo chuyên gia, khi bạn ngâm mình trong bồn tắm, nước bao quanh cơ thể, tạo áp suất thủy tĩnh lên mọi bộ phận trên cơ thể bạn. Điều này đặc biệt có lợi cho chân và phần cơ thể dưới, giúp giảm sưng tấy. 

GS Hayasaka từng thực hiện một nghiên cứu với các nhà nghiên cứu tại Đại học Chiba về lợi ích sức khỏe của tắm khoáng nóng với sự tham gia của 14.000 người cao tuổi trong 3 năm.

Kết quả cho thấy tỷ lệ cần được điều dưỡng chăm sóc ở những người tắm khoáng nóng mỗi ngày ít hơn 30% so với những người tắm hai lần một tuần hoặc ít hơn.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nguy cơ mắc các bệnh như đột quỵ, đau tim thấp hơn gần 30% ở những người tắm khoáng nóng mỗi ngày. Nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của 30.000 người trong 20 năm. Cụ thể, nhiệt giúp giảm huyết áp, cải thiện chức năng nội mô mạch máu.

GS Hayasaka cho biết thêm, việc ngâm khoáng nóng cũng có thể cải thiện lưu lượng máu trong não, giảm khả năng mắc chứng mất trí nhớ.

Đồng tình với kết quả nghiên cứu trên, Michael A. Persky, chuyên gia tai mũi họng tại Los Angeles (Mỹ), cho biết: "Sự gia tăng tuần hoàn ngoại biên và kích thích hệ thần kinh đối giao cảm là điều tuyệt vời cho sức khỏe của hệ thống mạch máu, thần kinh của chúng ta".

Ngoài ra, nhiệt giúp giảm đau ở khớp, gân, dây chằng, cơ bắp, giúp giảm bớt tình trạng căng cứng, Ngâm mình trong nước ấm giúp xoa dịu cả cơ thể và tâm trí. 

Tiến sĩ Jenelle Kim, người sáng lập Phòng thí nghiệm chăm sóc sức khỏe JBK (San Diego, Mỹ), cũng cho biết, việc ngâm mình trong nước nóng, đặc biệt là ngâm thảo dược, giúp cải thiện lưu thông máu, khí. Đây có thể là một trong những phương pháp điều trị mạnh mẽ nhất cho tâm trí, cơ thể. 

"Làn da là cơ quan lớn nhất của chúng ta, khi ngâm mình trong bồn nước ấm, tất cả các lỗ chân lông sẽ mở ra và sẵn sàng tiếp nhận cũng như hấp thụ các đặc tính như thảo mộc được hòa vào nước", TS Kim nói. 

Các khoáng chất có tự nhiên trong suối nước nóng như magie, canxi, natri, sunfat… có thể hoạt động như một phương pháp điều trị tại nhà mạnh mẽ để làm dịu tâm trí, cơ, khớp, cải thiện tiêu hóa. 

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Người đàn ông nguy kịch, thở máy vì giẫm phải vật này

Khoảng 2 tuần trước khi vào viện, người bệnh giẫm phải đinh gỉ, nhưng chủ quan nghĩ vết thương nhỏ...

Một gia đình có 7 thành viên bị tiểu đường: Người mất, người phải cắt chân

"Gia đình tôi có 7 người bị tiểu đường. Không ngờ bệnh quá đáng sợ, qua một đêm khiến mẹ...

Đau đầu 'kinh niên' vì sao?

Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân gây đau đầu kinh niên. Các triệu chứng...

Bệnh phong cùi là gì?

Trước đây bệnh phong cùi được biết đến như loại bệnh nan y, vậy bệnh phong cùi là bệnh gì...

Chất lượng giấc ngủ dự báo ung thư

Giấc ngủ và ung thư có mối quan hệ phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực...

Những việc tránh tuyệt đối không làm khi trời chuyển lạnh kẻo nguy hiểm cho sức khoẻ

Khi thời tiết bỗng chuyển lạnh đột ngột và kéo dài thì nguy cơ cao bạn có thể gặp...

Không hút thuốc lá vẫn có nguy cơ cao mắc ung thư phổi?

Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Michael T. Lu, đồng giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hình ảnh Tim mạch...

Tin mới nhất

Hiện tượng tay nổi gân xanh và những điều cần biết

2 giờ trước

Cho giấc ngủ sâu hơn với những cách ngủ nhanh trong 1 phút

2 giờ trước

Làm “chuyện ấy” 21 lần trong một tháng giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?

3 giờ trước

Nắng nóng đỉnh điểm dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, cách bảo vệ da không cháy nắng, tránh ung thư từ lời...

3 giờ trước

Minh Hằng tiết lộ thức uống "rẻ tiền" thường dùng mỗi sáng, giúp da đàn hồi, trắng sáng bước sang...

18 giờ trước

TP.HCM: Cảnh báo một căn bệnh đang tăng bất thường, nguy cơ biến chứng nặng ở trẻ em

18 giờ trước

Ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở TP.Huế

18 giờ trước

Cách hạn chế say tàu xe khi đi du lịch, về quê

18 giờ trước

WHO nói gì về nguy cơ dịch cúm gia cầm

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình