Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu ăn cà tím lợi hay hại?

Lần đầu mang thai, chị em nào cũng đều quan tâm đến danh sách thực phẩm bà bầu nên ăn và không nên ăn. Trong đó không thể thiếu cà tím. Tuy nhiên, bà bầu ăn cà tím nên hay không? Hãy cùng Phụ Nữ Sức Khỏe tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bà bầu có ăn được cà tím không?

Bà bầu ăn cà tím được không là thắc mắc của nhiều chị em. Theo các chuyên gia, cà tím được xem là thực phẩm khá an toàn để thưởng thức trong thời gian mang thai nếu bà bầu ăn cà tím với một lượng vừa phải.

ba bau an ca tim 1
Bà bầu ăn cà tím được không là thắc mắc của nhiều chị em - Ảnh minh họa: Internet

Cà tím chứa ít chất béo bão hòa, cholesterol và rất dồi dào chất xơ, vitamin K, acid folic, kali, phốt pho cùng nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu khác.

Trong 100g cà tím chứa khoảng:

  • Chất xơ: 3g
  • Kali: 229mg
  • Magie: 14mg
  • Phốt pho: 24mg
  • Acid folic: 22mcg
  • Vitamin K: 3.5mcg.

Trung bình 1 quả cà tím nấu chín sẽ cung cấp 3% trong số 15 miligam vitamin E bà bầu cần mỗi ngày để hỗ trợ sự hình thành các tế bào hồng cầu và cơ bắp của thai nhi, khoảng 2% của 600 mcg acid folic để làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Cà tím cũng cung cấp một lượng sắt cần thiết cho sự hình thành máu và vitamin A cho quá trình hình thành và phát triển thị giác.

Bà bầu ăn cà tím có tác dụng gì?

Bà bầu ăn cà tím có tốt không? Câu trả lời là nếu ăn với một lượng vừa phải, cà tím không hề gây bất lợi mà còn đem lại các lợi ích sau cho sức khỏe bà bầu và em bé:

Thúc đẩy sự tăng trưởng của thai nhi

ba bau an ca tim 2
Nếu ăn với một lượng vừa phải, cà tím không hề gây bất lợi mà còn đem lại các lợi ích cho sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet

Cà tím là một nguồn cung cấp tuyệt vời các dưỡng chất niacin, vitamin A, các loại vitamin B, vitamin E… vốn rất cần thiết cho sự phát triển tối ưu nhất của thai nhi. Ngoài ra, loại quả này chứa các khoáng chất như kali, đồng, sắt và mangan để giúp duy trì điện giải, tăng cường cung cấp máu, số lượng huyết sắc tố đáng kể.

Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh

Cà tím có chứa lượng acid folic dồi dào – là một chất dinh dưỡng quan trọng rất cần thiết với mẹ mang thai để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy khi bà bầu ăn cà tím sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh và các dị tật khác, đồng thời cũng giúp phát triển hồng cầu trong máu.

Điều hòa đường huyết

Nếu bạn mắc đái tháo đường thai kỳ thì suốt thời gian bầu bí, mẹ cần kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ để tránh tạo ra sự dao động đường huyết quá lớn.

Việc bổ sung cà tím vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có tác dụng kỳ diệu bởi thực phẩm này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và ngăn ngừa những đột biến về mức đường trong máu đáng kể.

Hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón

Tiêu thụ cà tím trong quá trình mang thai sẽ giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, đồng thời cũng có tác dụng điều trị chứng rối loạn tiêu hóa.

ba bau an ca tim 3
Cà tím có chứa lượng acid folic dồi dào - Ảnh minh họa: Internet

Ngoài ra, cà tím là một nguồn chất xơ tuyệt vời, sẽ giúp thúc đẩy nhu động ruột, giúp ruột vận động trơn tru và giảm thiểu chứng táo bón trong thai kỳ. Bà bầu ăn cà tím còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai hoặc hội chứng ruột kích thích ở mẹ bầu.

Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương

Cà tím là nguồn cung cấp chất nasunin phong phú – một anthocyanin có ở da quả cà tím. Nasunin là chất chống oxy hóa giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tế bào và DNA trong thai kỳ.

Cà tím giàu chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng miễn dịch của bạn và tránh nguy cơ lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng trong giai đoạn nhạy cảm này. Ngoài ra, nasunin còn ngăn ngừa nguy cơ rối loạn nhận thức ở trẻ sơ sinh.

Thực phẩm này cũng ngăn ngừa tình trạng tích tụ lượng sắt dư thừa, vốn liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư tăng cao.

Giảm cholesterol xấu

Bà bầu ăn cà tím được tin rằng sẽ làm giảm mức cholesterol có hại và tăng mức cholesterol tốt trong máu, từ đó giúp phụ nữ mang thai có một trái tim khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh về xơ vữa mạch máu và đột quỵ.

Kiểm soát tăng huyết áp

Nếu mắc phải chứng cao huyết áp khi mang thai, bạn có thể cân nhắc cà tím như một thực phẩm hỗ trợ làm giảm tình trạng của bệnh này lại.

Bioflavonoid có trong cà tím sẽ giúp hạ huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch cũng như ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi mang thai, chẳng hạn tiền sản giật.

Tác dụng phụ khi bà bầu sử dụng quá nhiều cà tím

Mặc dù có những lợi ích khá tốt đối với sức khỏe nhưng cà tím vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu như mẹ bầu ăn quá nhiều, ví dụ như:

Tăng nguy cơ sẩy thai

ba bau an ca tim 4
Cà tím là một nguồn chất xơ tuyệt vời - Ảnh minh họa: Internet

Quả cà tím chứa hàm lượng phytohormone khá cao, có khả năng kích thích kinh nguyệt và giúp chữa các vấn đề kinh nguyệt như vô kinh. Vì vậy nếu ăn quá nhiều cà tím khi mang bầu có thể gây ra các vấn đề không mong muốn như co thắt tử cung quá mức, có thể làm sảy thai.

Ngộ độc

Solanine, một chất trong cà tím có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, solanine có thể gây ngộ độc.

Tính acid cao

Cà tím có thể kích hoạt các vấn đề về acid và thậm chí gây khó chịu khi mang thai.

Khó tiêu

Nếu ăn cà tím chưa được nấu chín kỹ, bạn sẽ dễ phát sinh những vấn đề tiêu hóa không mong muốn trong giai đoạn nhạy cảm này.

Dị ứng thực phẩm

Với những mẹ bầu quá mẫn cảm, ăn cà tím có thể gây ngứa da, đặc biệt là vùng da quanh miệng.

Tăng nguy cơ sinh non

Việc mẹ bầu lạm dụng ăn quá nhiều cà tím khi mang thai, gây co thắt tử cung quá mức, cộng thêm việc có sự hiện diện của toxoplasmosis trong đất trồng. Nếu loại rau củ này không được rửa và làm sạch đúng cách sẽ dẫn đến việc bà bầu ăn cà tím dễ sinh non.

Cách chế biến cà tím cho bà bầu

ba bau an ca tim 5
Mẹ bầu lạm dụng quá nhiều cà tím khi mang thai có nguy cơ gây co thắt tử cung quá mức - Ảnh minh họa: Internet

Các cách ăn cà tím an toàn cho bà bầu:

Rửa sạch cà tím dưới vòi nước chảy và ngâm với nước muối ấm.

Chỉ chọn mua cà tím có vỏ óng mượt, cầm lên có độ chắc.

Nấu chín cà tím ở nhiệt độ thích hợp, không được ăn sống.

Không mua những quả có vết nứt, da nhăn nheo, bị dập úng và màu sắc không đều hoặc vết đốm bất thường.

Chọn cà tím quả nhỏ vì chúng ngon hơn và tươi. Những trái lớn rất dễ có mùi vị đắng, khó chịu.

Một số món ngon từ cà tím mà mẹ bầu có thể thử nấu gồm:

  • Bà bầu ăn cà tím nướng mỡ hành
  • Bà bầu ăn cà tím xào tỏi
  • Cà tím sốt cà chua
  • Cà tím xào tôm khô
  • Bà bầu ăn cà tím nấu xào với thịt heo sa tế.

Lưu ý khi sử dụng cà tím lúc mang thai

Mặc dù các chuyên gia không liệt kê cà tím vào nhóm thực phẩm cấm khi mang bầu nhưng nếu thích ăn, mẹ bầu cần đảm bảo ăn vừa phải để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra. Hãy chắc chắn nấu chín trước khi ăn và nếu cần thiết thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

ba bau an ca tim 6
Mẹ bầu cần đảm bảo ăn cả tím vừa phải để phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn - Ảnh minh họa: Internet

Để tránh những tác dụng phụ đã nêu trên, bà bầu ăn cà tím với một lượng vừa phải, khoảng 200-250gr cà tím mỗi bữa là phù hợp.

Hơn nữa, khi chế biến món cà tím, mẹ nên thêm một chút giấm. Chất solanine không thể hoà tan khi xào nấu, nhưng giấm có thể giúp đẩy nhanh sự phân hủy của solanine.

Đặc biệt, bà bầu đang bị bệnh, có thể trạng mệt mỏi thì tuyệt đối không nên ăn cà tím.

Bài viết trên đã phần nào giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cà tím có tốt không cho không ít các mẹ bầu khi quan tâm đến thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày. Điều quan trọng nhất là sử dụng với lượng vừa phải, tránh lạm dụng để cà tím mang lại lợi ích cao nhất và hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn như trên.

Thảo Đỗ

Tin liên quan

Bà bầu mất ngủ nên ăn gì để giấc ngủ sâu mà không gây hại cho bé?

Khi mang thai, việc lựa chọn thực phẩm tốt cho bà bầu là rất quan trọng. Không chỉ giúp mẹ...

Thực phẩm tự nhiên bổ sung chất sắt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Nhu cầu sắt trong thai kỳ của bà bầu tăng lên đến 50% nhằm đảm bảo cung cấp cho cả...

Bà bầu đề phòng biến chứng do thủy đậu

Thủy đậu không chỉ ghi nhận ở trẻ em mà còn xuất hiện ở người lớn. Thời điểm giao...

Thai phụ bị chết não, sau 117 ngày vẫn sinh bé gái khỏe mạnh

Với nỗ lực không ngừng nghỉ của các bác sĩ, người phụ nữ mang thai sau 117 ngày chết não...

Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn...

Chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bà bầu cần chú ý gì?

Sức khỏe răng miệng có ảnh hưởng lớn đếu sức khỏe toàn thân, đặc biệt trong giai đoạn mang thai....

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

15 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

15 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

15 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 5 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 5 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 5 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 10 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình