Muốn nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh, các chị em cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Để làm được như vậy, bạn phải biết được đâu là thực phẩm tốt cho tình trạng cơ thể hiện tại và đâu là thực phẩm cần kiêng. Tuyệt đối không nên chủ quan, bởi một số thực phẩm quen thuộc thường ngày cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, nguồn sữa mẹ và gây hại cho con. Do đó, dù thịt heo, thịt bò và ngay cả sau sinh có ăn được thịt vịt không đều cần được tìm hiểu một cách kỹ lưỡng.
Phụ nữ sau sinh ăn thịt vịt được không?
Trong chế độ dinh dưỡng, rất nhiều chị em băn khoăn không biết sau sinh mổ ăn thịt vịt được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bù đắp lại lượng máu mất đi trong quá trình sinh nở. Đồng thời tạo ra nhiều sữa cho em bé bú. Do đó, sau sinh các chị em cần được cung cấp các thực phẩm giàu dinh dưỡng và cao năng lượng.
Thịt vịt là một trong những thực phẩm đạt được cả 2 tiêu chuẩn này. Các nghiên cứu cho thấy, thịt vịt rất lành tính, chứa dinh dưỡng cao có lợi cho sức khỏe của phụ nữ trước và sau sinh.
Không chỉ giàu protein, chất béo, đường mà thành phần của thịt vịt còn cung cấp đa dạng các loại vitamin như B1, B2… cùng các khoáng chất như canxi, clo, sắt…
Đông y cho rằng, phụ nữ sau sinh ăn các món ăn được chế biến từ thịt vịt sẽ giúp sữa về nhanh, điều tiết cơ thể, hỗ trợ tim mạch. Bên cạnh đó giúp dưỡng vị và giải độc tốt, cơ thể nhanh hồi phục. Do đó, trong thời gian cho con bú, các mẹ bỉm sữa càng ăn nhiều món ăn được làm từ thịt vịt thì càng tốt cho sức khỏe và sự phát triển của con.
Trong 100g thịt vịt sẽ gồm có 337g Calo, Lipid 28g, Cholesterol 84 mg, natri 59 mg, kali 204 mg, protein 19g, vitamin A 210 IU, canxi 11 mg, sắt 2,7 mg, vitamin D 3 IU, vitamin B6 0.2 mg, vitamin B12 0.3 ug, magie 16 mg.
Thịt vịt rất thích hợp cho thời tiết lạnh. Do đó, vào những ngày đông mẹ hãy chế biến nhiều món ngon từ thịt vịt để ăn nhé. Như vậy sẽ bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho cơ thể một cách tốt nhất.
Nói như thế không có nghĩa là ăn thịt vịt vào ngày nóng sẽ không ngon. Vào những ngày thời tiết nóng thì thịt vịt lại là nguồn bổ sung Protein được ưu tiên hàng đầu vì tính mát, dễ ăn. Những món ngon từ vịt có khả năng phòng chống, hỗ trợ chữa những bệnh như thiếu máu, suy nhược cơ thể, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, phù nề tiểu ít, tăng huyết áp, bị mất ngủ hay quên, hen suyễn, thiếu máu… Vì thế, mẹ hãy lên thực đơn hợp lý, mỗi ngày đều có món ngon từ thịt vịt để thưởng thức.
Các món ăn từ thịt vịt nên ăn sau khi sinh
Có rất nhiều món ngon tốt cho sức khỏe của chị em sau khi sinh như là vịt quay, vịt tiềm, vịt hầm, vịt nướng, cháo vịt…Tất cả các món này đều rất dễ ăn và ngon miệng.
Cháo vịt đậu xanh
Trong số các món cháo vịt thì cháo vịt đậu xanh tốt hơn cả. Bởi đây là món ăn mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao dành cho phụ nữ sau sinh. Hơn nữa, với hương vị thịt vịt mềm, đậu xanh thanh mát sẽ đem lại cho người thưởng thức một cảm giác tuyệt vời. Chính vì thế, mẹ bỉm sữa nên đưa món cháo này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé.
Để chế biến món cháo này cần có: thịt vịt, gạo, đậu xanh nguyên hạt, gừng, hành, ngò cùng rau cải xanh, giá đỗ… để ăn kèm.
Cách làm:
Bước 1: Khử mùi hôi của vịt
Thông thường vịt sẽ có mùi hôi đặc trưng. Vì thế sau khi làm sạch xong thì hãy lấy muối xát quanh mình vịt. Rồi cắt đôi một quả chanh, chà một lần nữa lên khắp mình vịt và rửa lại thật sạch, để ráo nước trước khi chế biến. Trước khi luộc vịt bạn hãy thả con vịt vào ngâm với nước lã trong khoảng 20 phút để thịt vịt trắng tươi. Đồng thời cần cắt bỏ phao câu. Bởi đây chính là thủ phạm gây mùi hôi tanh cho thịt vịt luộc.
Bước 2: Luộc thịt vịt
Cho vịt vào nồi nước, đun sôi để luộc. Sau khi luộc chín thì chặt thành từng miếng vừa ăn sắp vào đĩa.
Bước 3: Nấu cháo
Nấu cháo bằng nước luộc vịt cùng với gạo và đậu xanh nguyên hạt. Hãy ninh cháo cho thật nhừ. Khi cháo đã chín thì cho thêm hành ngò, tiêu… Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Như vậy là mẹ đã có thể thưởng thức món cháo vịt đậu xanh kèm đĩa thịt vịt thơm lừng rồi đó.
Thịt vịt trộn rau lang non
Món thịt vịt trộn rau lang non cũng rất tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh. Bởi bên cạnh thịt vịt giàu dưỡng chất thì rau lang cũng được xếp vào nhóm rau nhuận tràng, có vai trò hỗ trợ tiêu hóa. Đáp ứng nhu cầu điều trị chứng táo bón, khó tiêu, đầy bụng thường xảy ra ở các mẹ sau sinh. Bên cạnh đó rau lang còn cung cấp nhiều chất xơ và vitamin lợi sữa, nguồn sữa mẹ giàu dinh dưỡng, tốt cho bé yêu.
Vì thế, mẹ cũng hãy thường xuyên chế biến món này để ăn nhé. Nguyên liệu của món thịt vịt trộn rau lang non gồm có thịt vịt, rau lang non cùng một số loại gia vị.
Cách làm:
Bước 1:
Thịt vịt làm sạch, ướp đầy đủ gia vị và để khoảng 15 phút cho thịt ngấm. Sau đó, đem thịt đã ướp mang chiên cho chín đều hai mặt. Lấy thịt ra để nguội và cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 2:
Rau lang non rửa thật sạch, sau đó đem luộc sơ qua, vớt ra và xả bằng nước sôi để nguội.
Bước 3:
Chanh vắt lấy nước cốt và hòa tan cùng một lượng đường vừa đủ. Tiếp theo trộn đều rau lang non đã được luộc sơ cùng thịt vịt, nước cốt chanh và thêm ít gia vị cho vừa ăn. Tùy vào khẩu vị của mỗi chị em mà nêm nếm các loại gia vị sao cho phù hợp. Món này mà ăn kèm với cơm là hết sảy luôn đấy.
Khi chế biến thịt vịt, chị em cũng cần chú ý một số điều sau đây:
Do thịt vịt có tính hàn, nên đối với những chị em sinh mổ, vết thương chưa hồi phục hoàn toàn thì không nên ăn thịt vịt trong thời gian này. Bởi có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ, phần nào đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con.
Phụ nữ sau sinh thì sức khỏe còn rất yếu nên khi chế biến thì chỉ sử dụng phần thịt nạc. Hạn chế phần da và mỡ, tốt nhất là hãy loại khỏi món ăn để không bị đầy bụng khó tiêu.
Tuyệt đối không nên ăn ăn thịt vịt sống hay tiết canh… Bởi trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa gây tiêu chảy, đau bụng. Tốt nhất mẹ vẫn nên ăn chín, uống sôi và hãy chế biến thành món khác nhau để không bị ngán. Nhưng nên hạn chế ăn các món ăn từ thịt vịt có vị chua như vịt om măng, vịt om sấu… Bởi măng và sấu có chứa một số thành phần dinh dưỡng không tốt cho sức khỏe của phụ nữ sau sinh.
Qua đây có thể giúp bạn biết được sau sinh có ăn được thịt vịt không? Thực tế đã chứng minh được phụ nữ sau sinh có thể ăn thịt vịt, không gây tổn hại gì đến cho sức khỏe. Hơn nữa, thịt vịt có chứa nhiều thành phần bổ sung chất dinh dưỡng một cách tối ưu. Chỉ cần chú ý một chút trong cách chế biến thì các món ăn từ thịt vịt luôn tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.