Phụ Nữ Sức Khỏe

Gia đình có 5 chị em cùng mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Gia đình ông Đ. có 5 chị em cùng mắc bệnh tiểu đường nên phải tìm hiểu thêm kiến thức để kiểm soát chỉ số đường huyết.

Ông  T.V.Đ (84 tuổi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) được gia đình đưa vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương cấp cứu. Ông Đ. mắc tiểu đường đã nhiều năm nhưng có ý thức kiểm soát đường huyết tốt nên sức khỏe ổn định. 

Khi ông Đ. bị sốt, người thân nhanh chóng phát hiện và đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương thăm khám. Sau 3 ngày thở máy, bệnh nhân đã có tiến triển tốt hơn và tự thở. 

Gia đình ông Đ. có 5 chị em cùng mắc bệnh tiểu đường. Mọi người đều tìm hiểu kỹ về bệnh và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ.

Tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng, đây được coi là “đại dịch không lây nhiễm”. Việt Nam có 7 triệu người mắc và hơn 50% bệnh nhân có biến chứng. Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng tiểu đường ngày càng tăng, đặc biệt là người trẻ.

Người mắc bệnh tiểu đường điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Ảnh: BVCC.

Anh N.V.L. (Thái Nguyên) mắc bệnh tiểu đường từ 10 năm trước, đang điều trị tại Bệnh viện Nội tiết trung ương. Anh còn bị rối loạn mỡ máu nhưng việc ăn uống, lối sống không lành mạnh nên hằng năm đều phải vào viện nhiều lần.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Đăng Quân - Phó Trưởng khoa Điều trị tích cực, cho biết, người bệnh tiểu đường nhập viện cấp cứu đều trong tình trạng nặng. Bệnh chưa có điều trị can thiệp triệt để, chủ yếu phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ như thay đổi chế độ ăn, tập thể dục và uống thuốc.

Người bệnh sẽ có sức khỏe ổn định khi kiểm soát tốt đường huyết; tầm soát và phát hiện sớm các tổn thương cơ quan nhằm ngăn chặn và điều trị kịp thời.

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Hữu Thành - Khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế, cho biết dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng với bệnh tiểu đường. Nếu dinh dưỡng hợp lý sẽ quản lý đường huyết tốt, giảm biến chứng. 

Người bệnh tiểu đường không chỉ tăng đường huyết mà còn kèm theo các rối loạn khác như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp.

Đây là bệnh lý mang tính chất gia đình. Các nghiên cứu cho thấy con cái có khả năng di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ rất cao, có thể lên tới 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh là 15-20%.

Ngoài ra, lối sống tốt sẽ dự phòng biến chứng tiểu đường, các bệnh lý chuyển hóa khác.

Theo bác sĩ Thành, người bệnh chỉ cần hạn chế một số thực phẩm gây tăng đường huyết nhanh như bánh kẹo, hoa quả ngọt như nhãn, vải, nước ngọt, trà sữa. Bệnh nhân cần ăn cân đối chất đạm, chất béo, chất xơ, khoáng chất. 

Chất đường bột: Ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, gạo lứt. Hạn chế xôi, bánh chưng, các ngũ cốc đã qua chế biến như bánh mì trắng, bánh bông lan.

Chất đạm: Tăng cường ăn thịt gia cầm, cá; thực phẩm chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo.

Rau và chất xơ: Nên ăn nhiều rau xanh, ăn trước cơm, thịt.

Trái cây: Hạn chế các loại quả ngọt như nhãn, sầu riêng, mít, xoài chín; chọn các loại ít ngọt như ổi, cam, bưởi ăn lượng vừa đủ, nên ăn nguyên miếng không ép nước, xay sinh tố; bổ sung đủ nước, duy trì hoạt động thể lực hằng ngày.

Theo Phương Thúy/VietNamNet

Tin liên quan

Kiểu uống nước khoa học giúp người Nhật phòng đủ bệnh, ngoài ngừa tiểu đường loại 2 và huyết áp...

Uống nhiều ly nước ấm ngay khi thức dậy vào mỗi buổi sáng là một phần trong liệu pháp trị...

Ăn nhiều trái cây theo bác sĩ chỉ định giúp ngăn ngừa và thậm chí đẩy lùi bệnh ung thư,...

Trái cây và rau quả chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và chất phytochemical chống lại bệnh tật. Các nghiên...

Phụ nữ ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhiều người...

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng những phụ nữ không ngủ đủ giấc sẽ làm tăng tình trạng...

Chuyên gia tiết lộ 8 cách 'hoán đổi' thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2, chỉ số...

Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh rất quan trọng để kiểm soát bệnh tiểu đường loại...

4 việc người bệnh tiểu đường nhất định phải làm để không lo biến chứng, đây là 4 món ăn...

Ở người bệnh tiểu đường, việc ăn uống đúng cách không chỉ giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu...

Bệnh nhân tiểu đường bị rung nhĩ có nguy cơ phải cắt cụt chi dưới do đái tháo đường cao...

Một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường bị rung tâm nhĩ, một loại rối loạn nhịp tim, có...

Bệnh tiểu đường tàn phá các bộ phận cơ thể ra sao?

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy yếu nhiều cơ quan chính bao gồm tim, mạch máu, dây...

Tin mới nhất

Phát hiện thủ phạm tiềm năng mới của bệnh Alzheimer

23 phút trước

Giảm cân "siêu tốc": Nguy hiểm chực chờ!

24 phút trước

Tưởng ngứa do nhiễm ký sinh trùng, ai ngờ bị bệnh phong

26 phút trước

Nhan sắc BTV Hoài Anh qua camera thường minh chứng 'lão hóa ngược' là có thật, làn da căng bóng...

37 phút trước

Những kiểu tóc ăn gian tuổi thực lại dễ chăm sóc

4 giờ trước

3 mẹo rửa mặt 'chuẩn khoa học' giúp da dẻ ngày một sáng mịn, hồng hào tươi trẻ

4 giờ trước

Nắng cháy da sau kì nghỉ lễ: 6 nguyên liệu thiên nhiên giúp bạn làm mềm, dịu tổn thương da...

4 giờ trước

2 người đàn ông tử vong do sốc nhiệt: Bác sĩ đưa ra những khuyến cáo đề phòng 'tử thần'...

4 giờ trước

Người phương Tây học cách 'ngủ trưa bài bản'

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình