Phụ Nữ Sức Khỏe

Đông y với bệnh tay chân miệng

Đông y hiện đại đã xếp bệnh tay chân miệng vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.

Nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, thuốc nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?

Trong Đông y truyền thống, không thấy đề cập đến căn bệnh có tên “thủ - túc - khẩu” (tay - chân - miệng). Tuy nhiên, căn cứ vào những triệu chứng biểu hiện và tình trạng lây lan nhanh thành dịch, các chuyên gia Đông y hiện đại đã xếp bệnh “tay - chân - miệng” vào phạm trù của “Ôn bệnh học”.


Trên lâm sàng, Đông y thường căn cứ vào triệu chứng biểu hiện cụ thể, để phân loại các chứng trạng bệnh và sử dụng vị thuốc, bài thuốc thích hợp, theo nguyên tắc “biện chứng luận trị” như sau:

Thể thấp độc tập phu:

Khi ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: miệng và chân tay xuất hiện những phỏng nước kích thước to nhỏ khác nhau. Bộ phận các phỏng nước nhanh chóng vỡ ra thành vết loét. Kèm theo sốt nhẹ, kém ăn, chất lưỡi đỏ nhạt, mạch phù sác...

Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp độc tập phu” (thấp độc tấn công vào phần da).

Với trường hợp này, có thể sử dụng các vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh nhiệt giải độc” và “hóa thấp hoạt huyết” để chữa:

Bài thuốc tiêu biểu (Thanh ôn bại độc ẩm gia giảm): dùng sinh thạch cao (thạch cao chưa nung) 30g, sinh địa hoàng 10g, sừng trâu 20g, hoàng liên 8g, chi tử 10g, huyền sâm 12g, đan bì 10g, tiên trúc diệp (lá tre tươi) 5g, cát cánh 6g, cam thảo 5g; Sắc nước uống trong ngày.


Thể thấp nhiệt uẩn kết:

Nếu ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: mặt, lưng hoặc chung quanh các móng ở ngón chân, ngón tay và gót chân, bàn chân, bàn tay xuất hiện nhiều nốt phỏng nước kích cỡ khác nhau, nốt nhỏ cỡ như hạt gạo, nốt to cỡ như hạt đậu; kèm theo miệng loét, hơi thở hôi, trướng bụng, kém ăn, phiền khát, đại tiện táo kết, tiểu tiện sẻn đỏ hoặc tiểu đục, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng nhớt, mạch nhu sác.

Đó là những chứng trạng của loại bệnh lý, mà trong Ôn bệnh học của Đông y gọi là “Thấp nhiệt uẩn kết” (thấp tà và nhiệt tà tích đọng).

Để chữa trị có thể sử dụng những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh hóa thấp nhiệt” và “giải độc” để chữa.

Bài thuốc tiêu biểu (Tả hoàng thang gia giảm): dùng hoắc hương 20g, chi tử (dành dành) 6g, sinh thạch cao 15g, nhẫn đông đằng 12g, kinh giới 8g, sinh cam thảo 6g; sắc nước uống trong ngày.


Thể tâm tỳ tích nhiệt:

Nếu thấy ở bệnh nhi xuất hiện các chứng trạng: trong khoang miệng và vòm khẩu cái có nhiều mụn nước, da quanh mụn ửng đỏ, đầu các ngón chân, ngón tay cũng xuất hiện nhiều mụn nước hoặc vết loét; kèm theo miệng khô khát nước, tiểu tiện sẻn đỏ; lưỡi ít rêu hoặc rêu lưỡi mỏng; mạch tế sác.

Đó là những biểu hiện của chứng “Tâm tỳ tích nhiệt” (nhiệt tích ở các tạng tâm, tỳ).

Có thể sử dụng những vị thuốc, bài thuốc có tác dụng “thanh tả tâm tỳ” và “lợi niệu giải độc” để chữa.


Mộc thông

Bài thuốc tiêu biểu (Đạo xích tán gia giảm): dùng mộc thông, sinh địa, cam thảo, trúc diệp (lá tre), xa tiền tử, đăng tâm thảo, liên tử tâm... mỗi thứ 3 - 5g, sắc nước uống.

Việc sử dụng Đông Nam dược để phòng trị hoặc hỗ trợ trị liệu tại nhà, cần tiến hành dưới sự hướng dẫn, giám sát chặt chẽ của các thầy thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền có uy tín. Nếu thấy ở trẻ có những biểu hiện lạ, cần đưa ngay đến bệnh viện, để xử lý một cách kịp thời.

Theo Huyên Thảo/Sức Khỏe & Đời Sống

Tin liên quan

Bệnh tay chân miệng vào mùa, cha mẹ nên nhớ 3 triệu chứng sớm dưới đây

Bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng mùa hè là điều kiện thuận...

Nhiều trẻ mắc tay chân miệng, bác sĩ cảnh báo 3 dấu hiệu sớm chứng tỏ bệnh nặng

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị 100 ca...

 Bác sĩ Nhi chỉ ra dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em và cách phòng tránh

Cha mẹ cần nhận biết những dấu hiệu cơ bản khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng để kịp thời...

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách điều trị tại nhà mẹ cần nhớ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là căn bệnh thường gặp, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời...

Những sai lầm khi chăm sóc trẻ khiến bệnh tay chân miệng nặng thêm

Theo chuyên gia y tế, nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, bố mẹ có thể làm trợt (trượt)...

Trẻ bị tay chân miệng nhưng không sốt là vì sao?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể được gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau nên có những...

Chi tiết biểu hiện và cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ thường là sốt, loét miệng, nổi hồng ban có bóng...

Tin mới nhất

Hội doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam kỷ niệm 20 năm ngày Doanh nhân Việt Nam: “Doanh nhân vươn xa...

1 giờ trước

Người xưa dặn chẳng sai: "Trồng tứ hoa trước cửa, thu hút tài lộc, phú không còn là mơ"

2 giờ trước

Sản phụ sốt cao, suy đa tạng sau 11 ngày sinh mổ, tử vong bất thường tại bệnh viện

2 giờ trước

Vụ nam sinh lớp 12 tử vong bất thường: Bố đẻ cầm gậy đánh con, dẫn đến suy hô hấp,...

2 giờ trước

Mưa lớn kèm gió lốc ở Đồng Nai, cây cao 20 mét bật gốc, gãy đổ vào nhà dân, gây...

20 giờ trước

Vụ trường học ở Bình Định tháo 5 tivi trả phụ huynh, hiệu trưởng nói gì?

1 ngày trước

Bố mẹ tự uống cả chục loại thuốc trị ho, bé trai 7 tuổi sốc phản vệ nguy kịch

1 ngày trước

TP.HCM: Bé trai, bé gái mất tích bí ẩn 4 ngày chưa tìm thấy

1 ngày trước

Người phụ nữ ở Quảng Ninh lừa đảo 40 tỉ đồng với chiêu thức tinh vi này

1 ngày trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình