Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều trị ung thư đại tràng bằng thuốc, tác dụng và tác dụng phụ của thuốc

Việc điều trị bằng thuốc ngày càng tiến bộ. Tuy nhiên, thuốc trị ung thư đại tràng cho đến hiện tại đều có tác dụng phụ. Do đó, cần thông báo chi tiết cho bác sĩ nếu gặp tác dụng phụ của thuốc và sử dụng chúng một cách cẩn thận.

Điều trị bằng thuốc đang ngày càng tiến bộ

Thuốc chống ung thư đại tràng đang có những tiến bộ vượt bậc và nhiều phương pháp điều trị mới đang dần dần được đưa ra. Trong những năm gần đây, sự phát triển của “thuốc nhắm trúng đích phân tử” nhắm vào các tế bào ung thư có gen cụ thể và ngăn chặn sự tiến triển của ung thư giúp thời gian sống được kéo dài.

"Thuốc chống ung thư" làm giảm hoặc loại bỏ tế bào ung thư bằng cách gây trở ngại trong việc phân chia và tăng lên của các tế bào. Tuy nhiên, bởi vì thuốc chống ung thư cũng tấn công các tế bào bình thường nên dẫn đến nhiều tác dụng phụ.

Thuố nhắm trúng đích phân tử ít tác dụng phụ hơn thuốc chống ung thư đại tràng. Ảnh minh họa: Internet 

Đó là lý do "thuốc nhắm trúng đích phân tử" ra đời. Vì nó đặt ra mục tiêu cho sự tăng lên của các tế bào ung thư nên đặc trưng có nó là ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc chống ung thư trước đây.

Điều trị bằng thuốc chống ung thư với hai mục đích

Điều trị bằng thuốc chống ung thư được thực hiện cho hai mục đích.

Một là ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật. Ngay cả khi phẫu thuật loại bỏ ung thư có thể nhìn thấy bằng mắt thì ung thư ở cấp độ tế bào có có khả năng còn đó. Thuốc giúp tấn công những căn bệnh ung thư không thể nhìn thấy bằng mắt và ngăn ngừa tái phát.

Hai là thu nhỏ và ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Nó được sử dụng cho ung thư giai đoạn cuối và ung thư tái phát lại mà không thể loại bỏ bằng phẫu thuật.

Thuốc chống ung thư đại tràng nhằm ngăn ngừa tái phát sau phẫu thuật và ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Ảnh minh họa: Internet 

Trong các chất chống ung thư có hiệu quả điều trị ngày càng cao (chẳng hạn thuốc chống ung thư và thuốc nhắm trúng đích phân tử), một số thuốc được thực hiện bằng cách tiêm và một số dùng để uống. Hiệu quả của 2 cách này không có sự khác biệt và chỉ có nhờ vào sự ra đời của thuốc uống đã giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Thời gian chỉ định trong việc điều trị bằng chất chống ung thư để ngăn ngừa tái phát theo nguyên tắc là 6 tháng nhưng gần đây, nhiều thí nghiệm đang được tiến hành để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân.

Đối với ung thư giai đoạn cuối hoặc ung thư tái phát lại, về cơ bản vẫn là tiếp tục chỉ định sử dụng các chất chống ung thư. Gần đây, bởi vì số lượt lựa chọn các loại thuốc nhắm trúng đích phân tử đã tăng lên nên việc điều trị cá nhân hóa có thể trở nên khả thi hơn và hiệu quả điều trị cũng cao lên.

Tác dụng phụ của thuốc chống ung thư và thuốc nhắm trúng đích phân tử

Tùy thuộc vào loại thuốc chống ung thư là mức độ và triệu chứng của tác dụng phụ do thuốc chống ung thư gây ra sẽ khác nhau và nó cũng khác nhau ở mỗi người. Tác dụng phụ dễ thấy nhất qua các triệu chứng lâm sàng là buồn nôn và rụng tóc. Ngoài ra, nhiệt miệng, tê tay và rối loạn vị giác cũng có thể xảy ra. Thêm vào đó, nếu xét nghiệm sẽ cho thấy lượng bạch cầu giảm và rối loạn chức năng gan.

 Tác dụng phụ của các chất chống ung thư đại tràng là rụng tóc và buồn nôn. Ảnh minh họa: Internet

Trong các tác dụng phụ do thuốc nhắm trúng đích phân tử thì các chất chống ung thư từ trước đến nay như rối loạn da liễu ở tay chân và tăng huyết áp gây ra các tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên, bởi vì hiện nay các loại thuốc ngăn ngừa tác dụng phụ đang được phát triển nên việc chăm sóc khi xảy ra tác dụng phụ cũng được hình thành. Tuy nhiên, tùy theo kết quả xét nghiệm và tình hình khi đó mà có thể nên đổi thuốc hoặc giảm lượng thuốc sẽ tốt hơn, do đó việc quan trọng là phải nói rõ ràng với bác sĩ phụ trách khi tác dụng phụ gây đau đớn.

Thuốc điều trị ung thư mới "thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch"

Loại thuốc điều trị ung thư mới, khác với thuốc chống ung thư và thuốc nhắm trúng đích phân tử đang được chú ý là "thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch". Các tế bào miễn dịch trong cơ thể của chúng ta có các nút phanh để ngăn ngừa thương tích đột ngột cho cơ thể. Nếu các tế bào ung thư nhấn nút phanh này thì các tế bào miễn dịch sẽ không thể tấn công các tế bào ung thư, từ đó, ung thư sẽ phát triển cực kì nhanh. Do đó, “thuốc ức chế điểm kiểm tra miễn dịch" giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhấn nút phanh nên các tế bào miễn dịch lấy lại sức tấn công ban đầu và có thể tấn công các tế bào ung thư.

Vấn đề của “thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch” là mặc dù hiệu quả của loại thuốc này được mong đợi nhiều, nhưng vì mới được phê duyệt gần đây nên nó vẫn đang được sử dụng một cách thận trọng.

Đầu tiên, tiến hành xét nghiệm di truyền và kết hợp thuốc chống ung thư với thuốc nhắm trúng đích phân tử trước giờ. Nếu việc điều trị bằng các loại thuốc chống ung thư và thuốc nhắm trúng đích phân tử này không hiệu quả, hãy cân nhắc đến thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch hoặc thuốc kháng thể kháng PD-1. Loại thuốc kháng thể kháng PD-1 này được cho là có hiệu quả với khoảng 3 đến 4% bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 4.

Yumi (Dịch theo NHK)

Tin liên quan

Bí ẩn ban đêm: Tại sao chúng ta thức dậy lúc 3 giờ sáng, khi đó cơ thể 'đang làm...

Điều gì đang xảy ra trong cơ thể bạn lúc 3 giờ sáng?

Hơn 50% bệnh nhân COVID-19 mắc các triệu chứng 'COVID kéo dài'

Theo một nghiên cứu được công bố vào ngày 13/10 trên Tạp chí AMA Network Open, các triệu chứng dai...

Một số dấu hiệu cơ bản cho thấy bạn đang bị thiếu máu, hãy bổ sung dinh dưỡng càng sớm...

Thiếu máu sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ rất dễ bị lão...

Cẩn thận với các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn cùng với bệnh tiểu đường và tăng, giảm đường huyết...

Khoảng 40% người cao tuổi trên 70 tuổi mắc bệnh tiểu đường hoặc thuộc nhóm có nguy cơ. Vì vậy,...

Chứng rụng tóc từng mảng, nguyên nhân và cách điều trị

Ngoài stress thì cảm lạnh, thiếu ngủ, mệt mỏi quá độ, viêm đường ruột, sinh nở và các vết thương...

Vừa tiêm vắc xin xong, xét nghệm Covid-19 có 'dương tính giả' hay không: Bác sĩ Khanh trả lời

Rất nhiều người có chung thắc mắc, liệu họ đi tiêm vắc xin về mà đi test Covid ngay thì...

Cẩn thận với những biểu hiện này ở bàn chân có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường mà không...

Nếu gặp những bất thường này ở chân bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay vì có thể bạn...

Tin mới nhất

7 dấu hiệu nhận biết một người đàn ông thực sự đáng tin cậy theo tâm lý học

11 giờ trước

Mang bầu 3 tháng phát hiện chồng có hành động lạ trong nhà tắm, tôi bỏ đi trong đêm

11 giờ trước

Con gái khoe món quà do người lạ mặt tặng, mở ra xem mà chân tay tôi run lẩy bẩy

1 ngày 13 giờ trước

Sau khi nghe thông báo động trời của chồng, tôi quay cuồng ngã quỵ nhưng ngẫm nghĩ lại thấy nực...

1 ngày 13 giờ trước

Lúc bế tắc tưởng chừng phải bán nhà, chị giúp việc cũ xuất hiện cùng 500 triệu và tấm ảnh...

1 ngày 13 giờ trước

Cho chồng ngủ riêng, mới được hai tuần, tôi đã phát hiện ra một chuyện sốc óc

1 ngày 15 giờ trước

Thuê đồng nghiệp giả làm bạn trai, tôi không ngờ câu "chốt" của bố mẹ khiến tôi khốn đốn

1 ngày 15 giờ trước

Tôi thấy xót xa cho những cặp đôi chưa kịp bước vào hôn nhân đã đổ vỡ giữa chừng

1 ngày 15 giờ trước

Đồng nghiệp đến nhà xin sữa mẹ cho con suốt 4 tháng trời nhưng vẫn lên công ty chê tôi...

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình