Phụ Nữ Sức Khỏe

Điều kiện sống tốt nhưng bệnh mãn tính lại tăng là do 4 thói quen ăn uống này

Ăn uống là một trong những việc thường nhật nhưng lại quan trọng nhất trong cuộc sống con người. Tuy điều kiện sống hiện đại càng nâng cao nhưng cũng khiến người ta dễ mất kiểm soát, gây ra các bệnh mãn tính vì thói quen ăn uống không khoa học.

Ngoài những căn bệnh mãn tính phổ biến như đau dạ dày, táo bón, nóng trong v.v… thì thói quen sinh hoạt không có quy luật cũng khiến người hiện đại càng có nhiều nguy cơ bị béo phì, mỡ cao máu, cao huyết áp, tim mạch, máu huyết.

Theo các chuyên gia sức khỏe trên Sohu, thực tế một chế độ ăn uống khoa học không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần bạn tập thành khuôn khổ để đảm bảo tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản nhất thì sẽ hạn chế được rất nhiều các bệnh mãn tính do ăn uống. Trong đó, tốt nhất đừng phạm những thói quen ăn uống sau đây.

Thoi quen an uong 1
Thói quen ăn uống thiếu khoa học càng tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính - Ảnh minh họa: Internet

Thói quen ăn uống tùy tiện không đúng giờ giấc

Cuộc sống càng hiện đại thì áp lực của con người càng cao, đặc biệt là công việc bận rộn khiến hầu như ai cũng khó sắp xếp được thói quen ăn cơm đúng giờ và đều đặn. Nhìn từ góc độ sức khỏe, việc bạn ăn uống lúc sớm lúc trễ, có khi để bụng thật đói rồi sau đó ăn vô tội vạ mất kiểm soát cảm giác no sẽ khiến cơ thể mất cân bằng nghiêm trọng.

Thói quen này nếu kéo dài sẽ gây ra tổn thương không nhỏ đối với sức khỏe dạ dày và đường ruột, chức năng tiêu hóa hấp thu bị suy giảm khiến cơ thể không đủ dinh dưỡng, sức đề kháng giảm xuống, dễ sinh bệnh.

Ngoài ra, “bữa đói bữa no” còn khiến Insulin trong cơ thể sinh ra đề kháng, độ nhạy cảm suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ đường huyết xảy ra vấn đề dị thường, nguy cơ bị tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và phòng ngừa bệnh mãn tính, đầu tiên bạn cần có thời gian biểu ăn uống ổn định, đừng chênh lệch quá lớn giờ giấc cũng như lượng thức ăn mỗi bữa.

Luôn ăn quá no

Thoi quen an uong 2
Mỗi bữa chỉ nên ăn no khoảng 7 đến 8 phần - Ảnh minh họa: Internet

Không phải cứ ăn thật nhiều thì càng đầy đủ dinh dưỡng và khỏe mạnh, đây là tư tưởng rất phiến diện nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Khi bạn dung nạp một lượng thức ăn thức uống quá cao trong một lần ăn không những tăng gánh nặng lớn cho dạ dày, đường ruột, gây chướng bụng, đau dạ dày, tiêu hóa kém v.v…, đồng thời thói quen này còn khiến cơ thể tích tụ nhiệt lượng vượt mức tiêu chuẩn, dẫn đến béo phì.

Trong khi đó, béo phì được xem là nguồn gốc của không ít bệnh mãn tính. Vì vậy, mỗi bữa ăn chỉ cần đảm bảo no khoảng 7 đến 8 phần là tốt nhất, không nên vì ngon miệng hoặc vì muốn “bù lại” cái bụng đói trước đó mà ăn uống vô độ.

Thói quen ăn uống muộn

Nhịp sống nhanh cùng với áp lực công việc lớn khiến không ít người vào ban ngày hầu như khó có bữa ăn đúng nghĩa và đảm bảo. Chính vì lý do này mà bữa cơm cuối ngày cũng thường tiến hành rất muộn vào buổi tối. Thậm chí có người còn thích tụ họp bạn bè để chè chén sau ngày lao động đến tận khuya.

Hành động này vô cùng bất lợi đối với sức khỏe. Do buổi tối lượng vận động ít hơn nên nhiệt lượng càng dễ tích tụ trong cơ thể, tăng nguy cơ béo phì. Đồng thời, thói quen ăn uống quá muộn còn làm giảm chức năng tiêu hóa, hấp thu, dẫn đến tình trạng dạ dày và đường ruột không thể nghỉ ngơi, lâu ngày sinh bệnh mãn tính. Ngoài ra, ăn muộn còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn.

Thoi quen an uong 3
Ăn uống quá nhiều gia vị càng dễ mắc bệnh mãn tính - Ảnh minh họa: Internet

Thích ăn khẩu vị “nặng”

Mặc dù các món được chế biến đậm đà thường đem lại khoái cảm nhiều hơn khi ăn nhưng cũng đồng nghĩa các gia vị cũng rất cao, điển hình như nhiều muối, đường, dầu mỡ. Con người có thói quen ăn uống với khẩu vị “nặng” sẽ tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

Theo nghiên cứu y học cho thấy, mỗi ngày nếu bạn dung nạp quá 6g muối thì tỷ lệ tử vong do bệnh tim cũng tăng lên 36%. Do đó, người trưởng thành mỗi ngày tốt nhất không ăn muối quá con số này, đồng thời lượng dầu ăn hấp thụ vào cơ thể cũng không nên vượt quá 25 – 30g.

Nguồn: http://www.sohu.com/a/286025281_144953?_f=index_chan24news_16

Hoài Ngọc (Sohu)

Tin liên quan

Chế độ ăn uống cho dạ dày luôn khỏe mạnh

Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể chúng ta chính là...

Quy tắc ăn uống 'ba nên, hai không nên' giúp dạ dày khỏe

Nên ăn sữa chua, cháo gạo lứt, uống trà phổ nhĩ; không nên uống nhiều rượu bia và nước ngọt...

Chế độ ăn uống: Nền tảng quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường

Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân...

5 lời khuyên về chế độ ăn uống cho người huyết áp cao

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là tình trạng áp lực máu tăng cao lên thành động mạch bất...

Chế độ ăn uống khỏe mạnh dành cho từng nhóm máu

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được sự liên quan giữa chế độ ăn uống với từng nhóm máu.

Nguyên tắc “đèn giao thông” để ăn uống lành mạnh

Chìa khóa để ăn uống lành mạnh là biết cách chọn những thực phẩm dinh dưỡng nhất sẽ ảnh hưởng...

Thói quen ăn uống tưởng lành mạnh thực chất vô cùng có hại

Một chế độ ăn uống cân bằng, hoạt động thể chất, giấc ngủ ngon giúp chúng ta khỏe mạnh và...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình