Phụ Nữ Sức Khỏe

Chế độ ăn uống: Nền tảng quan trọng trong việc kiểm soát đái tháo đường

Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường.

Để kiểm soát đường huyết, chế độ ăn hợp lý và khoa học là rất cần thiết với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, nhiều người đang hiểu lầm chế độ ăn cho người đái tháo đường là phải kiêng khem nghiêm ngặt. Việc ăn kiêng quá mức sẽ dẫn đến cơ thể bị thiếu dưỡng chất, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi, thèm ăn.

Nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn và hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá.

Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp cho cơ thể người bệnh một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ.

Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng

Nhu cầu năng lượng: Bệnh nhân đái tháo đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhu cầu tăng hay giảm và thay đổi khác nhau tuỳ thuộc tình trạng của mỗi người.

Tuy nhiên cũng có những điểm chung như: Tùy theo tuổi, giới; tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ) và tuỳ theo thể trạng (gầy hay béo).

Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng

Protein (chất đạm)

Lượng protein nên đạt 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu khẩu phần có quá nhiều đạm sẽ không tốt nhất là đối với bệnh nhân có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường, tỷ lệ năng lượng do protein nên đạt 15-20% năng lượng khẩu phần.

Lipit (chất béo)

Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì có nhiều axit béo bão hoà. Các chất béo, đặc biệt là axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch.

Mặt khác. chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp). Vì vậy, nên ăn các axit béo chưa bão hoà có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương...

Tỷ lệ năng lượng do chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần còn giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Gluxit (chất bột đường)

Trong bệnh đái tháo đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Do đó, chế độ ăn phải hạn chế gluxit (chất bột đường).

Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng các hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (bánh, kẹo, nước ngọt...).

Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Bệnh nhân đái tháo đường cần giảm khẩu phần ăn nhiều tinh bột - Ảnh minh họa: Internet

Phân loại thức ăn

Để bệnh nhân đái tháo đường dễ dàng trong việc lựa chọn thực phẩm, người ta chia thức ăn thành từng loại có hàm lượng gluxit khác nhau:

Loại có hàm lượng gluxit ≤ 5%: Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày. Bao gồm các loại thịt, cá, đậu phụ (số lượng vừa phải), hầu hết các loại rau xanh còn tươi và một số trái cây ít ngọt như dưa bở, dưa hấu, nho ta, nhót chín... (sử dụng không hạn chế).

 

Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không nên dùng nước ngọt - Ảnh minh họa: Internet
Bệnh nhân đái tháo đường tuyệt đối không nên dùng nước ngọt - Ảnh minh họa: Internet

Loại có hàm lượng gluxit từ 10-20%: Nên ăn hạn chế (một tuần có thể ăn 2-3 lần với số lượng vừa phải) gồm một số hoa quả tương đối ngọt như quýt, táo, vú sữa, na, hồng xiêm, xoài chín, sữa đậu nành, các loại đậu quả (đậu vàng, đậu hà lan...)

Loại có hàm lượng gluxit từ ≥ 20%: Cần kiêng hay hạn chế tối đa vì khi ăn vào làm tăng nhanh đường huyết gồm các loại bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và các loại trái cây ngọt nhiều (mít khô, vải khô, nhãn khô...).

Bảo Châu (T.H)

Tin liên quan

Ngày Tết, bệnh nhân đái tháo đường ăn uống như thế nào?

Với những người đái tháo đường thì Tết luôn là thời điểm thách thức với họ. Nhiều bệnh nhân phải...

Triệu chứng nào cảnh báo căn bệnh đái tháo đường giống NSND Anh Tú

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – Nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Nội tiết trung ương bệnh...

70% bệnh nhân đái tháo đường chưa được phát hiện

Với bệnh đái tháo đường, hiện nay chỉ có trên 30% số bệnh nhân trong độ tuổi từ 18-69 tuổi...

Cơn hạ đường huyết ở người bị tiểu đường: Chớ nên coi thường!

Cơn hạ đường huyết thường xảy ra với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường sẽ trở nên nghiêm trọng...

8 cách ứng phó với bệnh tiểu đường tại nơi làm việc

Cần làm gì để kiểm soát lượng đường trong máu tại nơi làm việc? Những gợi ý dưới đây sẽ...

Ít ai ngờ đây lại là 'thủ phạm' quen thuộc gây ra bệnh tiểu đường

Mâm cơm hàng ngày quá dư thừa tinh bột là một trong những nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường dễ...

Ngày càng nhiều người trẻ mắc bệnh tiểu đường

Thói quen ăn uống thay đổi, lối sống không lành mạnh, ô nhiễm môi trường khiến độ tuổi mắc tiểu...

Tin mới nhất

Măng rất bổ dưỡng và "đưa cơm" những người này, tuyệt đối cấm ăn kẻo mang họa

6 giờ trước

Muốn tăng cân an toàn đừng chỉ mãi ăn tinh bột, điểm danh những món ăn lành mạnh tốt cho...

1 ngày 4 giờ trước

Những bí quyết trẻ lâu mà không tốn kém nhất, chị em nào cũng nên biết

2 ngày trước

Điểm danh những cách tẩy lông tự nhiên không mọc lại

2 ngày trước

Làm sao để chữa viêm chân lông bằng lá trầu không nhanh và dễ dàng?

2 ngày trước

Áp dụng phương pháp nhịn ăn có giảm cân không?

2 ngày trước

4 nhóm bệnh truyền nhiễm hay gặp vào mùa mưa

2 ngày 1 giờ trước

Sốt xuất huyết và Covid-19 cần phân biệt để tránh nhầm lẫn

2 ngày 1 giờ trước

Khi nào nên sử dụng thuốc đạn đặt trực tràng?

2 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình