Hằng ngày bạn cho đứa trẻ kẹo. Rồi đến một ngày bạn không cho nó, chắc chắn rằng nó sẽ kêu khóc căm ghét bạn nếu không đòi được kẹo. Nó không hề nhớ tất cả những lần bạn cho kẹo nó mà chỉ nhớ lần bạn không cho kẹo.
Đó là bài học trả giá cho sự không dạy dỗ con cái có lòng cảm ơn với những gì người khác làm cho mình, bởi vì nó coi đó là việc đương nhiên, nên khi không được toại nguyện, nó sẽ nghĩ đó là do lỗi của họ, không phải do bản chất ích kỷ và tuyệt nhiên không biết ơn với những gì người khác đã làm cho mình.
Có một người Hoa kiều giàu có nọ sau khi phiêu bạt làm ăn ở nước ngoài lâu năm khi về nước ông muốn tài trợ học bổng cho những học sinh nghèo ở những khu vực khó khăn.
Với sự giúp đỡ của địa phương ông có được thông tin liên hệ và địa chỉ của một số trẻ em nghèo cần sự giúp đỡ. Với mỗi đứa trẻ ông gửi cho chúng một quyển sách, một cái bút và gửi kèm theo đó các thông tin liên quan của mình như số điện thoại, địa chỉ, hòm thư… Ngày nào ông lão bận rộn như đang đợi chờ điều gì, lúc thì đợi bên điện thoại, lại còn sáng nào cũng ra kiểm tra hòm thư và mỗi ngày lên mạng kiểm tra mail của mình.
Mãi cho đến một ngày nọ, cuối cùng có một cậu bé gửi cho ông một tấm thiệp chúc mừng nhân dịp trung thu (và đây cũng là đứa trẻ duy nhất liên hệ với ông). Vị Hoa kiều nọ vui mừng ra mặt và chuyển khoản cho cậu bé kia một số tiền lớn để giúp cậu bé được đi học, đồng thời cũng bỏ qua những đứa trẻ không liên lạc lại với ông.
Vào lúc này người nhà và người thân của ông mới hiểu ông đang dùng phương pháp đặc biệt để thuyết minh cho đạo lý ‘Những người không biết cảm ơn người khác thì không đáng để tài trợ giúp đỡ’.
Chiều chuộng con cái quá mức, cha mẹ sẽ không còn khả năng thay đổi con theo lẽ phải
Những gia đình này bởi rất nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, từ nhỏ đã để đứa trẻ muốn gì được nấy, khi đứa trẻ không bao giờ bị từ chối cũng không có sự ức thúc ràng buộc, thì chính bản thân cha mẹ chúng cũng không còn khả năng thay đổi con theo lẽ phải. Trong mắt của những đứa trẻ này cha mẹ đã không còn sự oai phong không còn uy tín, bạn hãy tưởng tượng khi đó hiệu quả giáo dục có thể sẽ ra sao.
Hằng ngày bạn cho đứa trẻ kẹo. Rồi đến một ngày bạn không cho nó, chắc chắn rằng nó sẽ kêu khóc căm ghét bạn nếu không đòi được kẹo. Nó không hề nhớ tất cả những lần bạn cho kẹo nó mà chỉ nhớ lần bạn không cho kẹo.
Đó là bài học trả giá cho sự không dạy dỗ con cái có lòng cảm ơn với những gì người khác làm cho mình, bởi vì nó coi đó là việc đương nhiên, nên khi không được toại nguyện, nó sẽ nghĩ đó là do lỗi của họ, không phải do bản chất ích kỷ và tuyệt nhiên không biết ơn với những gì người khác đã làm cho mình.
Sự đòi hỏi của một số đứa trẻ thậm chí không có chừng mực, muốn gì liền nhất nhất phải đòi cho bằng được. Nếu chỉ có một yêu cầu nhỏ không được đáp ứng cũng mè nheo lăn lộn tới khi được mới thôi. Kỳ thực nuông chiều con một cách thái quá như vậy sẽ rất nguy hiểm chính là đang làm hại con.
Lại có những bạn chỉ đang còn ngồi trên ghế nhà trường đã muốn ăn tiêu hoang phí, thuê nhà đắt đỏ, mua quần áo hàng hiệu, máy tính, điện thoại đắt tiền… Chúng không biết giá trị của những đồng tiền cha mẹ kiếm được cực nhọc ra sao mà chỉ muốn cố sức làm bằng được điều mình muốn. Không biết rằng cha mẹ mình đang phải nhịn ăn nhịn mặc hy sinh như thế nào cho mình.
Kỳ thực không cho con nếm trải sự đói khát, chúng sẽ không biết được giá trị của thực phẩm; Không để con nếm trải cái lạnh lẽo của giá rét, chúng sẽ không hề biết trân quý sự ấm áp; không để con nếm trải sự thất bại, chúng sẽ không hiểu sự gian nan vất vả của thành công
Sự quan tâm chăm sóc yêu thương thái quá của cha mẹ với con cái trên thực tế chính là đang tước đoạt cơ hội trải nghiệm mặt trái, mặt tiêu cực của một sự việc. Chúng chỉ có thể tìm thấy sự ngọt ngào của sự ngọt ngào ở trong khổ cực.
Đây là 3 điều cha mẹ cần nhớ thật kĩ
Thói quen lười biếng, cẩu thả
Trong sinh hoạt hàng ngày cha mẹ thường hay dung túng con trẻ, ăn uống, học tập, chơi đùa lung tung bất kể thời gian, không tập cho con trẻ thói quen sinh hoạt có quy luật giờ giấc. Trẻ làm gì cũng không quản, ngủ muộn, bỏ bữa không ăn, ban ngày mơ mơ màng màng, ban đêm thì coi phim, chơi game đến khuya…
Một đứa trẻ có sinh hoạt như vậy, lớn lên mất đi bản tính hiếu động, bản năng tò mò tìm hiểu mọi sự vật xung quanh, khi trưởng thành sẽ thành người có tính cẩu thả, làm việc không đến nơi đến chốn.
Cha mẹ khẩn cầu, năn nỉ con cái
Ví như một mặt dụ dỗ, một mặt năn nỉ con chịu ăn cơm hoặc đi ngủ, hứa hẹn sẽ cho cái này cái kia thì con trẻ mới chịu ăn hết cơm. Tâm lý của trẻ con là càng năn nỉ thì chúng càng ưỡn ẹo, càng đề cao đòi hỏi, như vậy không những làm cho con không phân biệt được đúng sai, mà làm cho con trở thành người không có trách nhiệm, tính cách không tự nhiên phóng khoáng, hơn nữa trong mắt trẻ sự uy nghiêm của cha mẹ cũng không còn, như vậy giáo dục con lại càng gặp khó khăn.
Làm thay con
Cổ nhân có câu: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Nhưng làm cha mẹ bởi vì yêu thương, cưng chiều, không đành lòng đối với con cái mà bỏ qua việc dạy dỗ con biết lao động, biết thế nào là cảm giác sung sướng, tự hào khi thấy được thành quả lao động của chính mình. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng: “Ta nào có thể nhẫn tâm để cho con làm việc chứ?” hay “Bảo chúng làm việc càng thêm phiền, còn không bằng ta đây làm luôn đi cho nhanh”.
Cho nên có nhiều đứa trẻ đến 3 – 4 tuổi rồi còn cần cha mẹ đút cơm, chưa tự biết mặc quần áo, 5 – 6 tuổi còn không biết làm việc nhẹ trong nhà giúp ba mẹ. Nếu cứ như vậy mãi sẽ làm mai một đi tính chăm chỉ, thiện lương trong tính cách đứa trẻ, khi trưởng thành đứa trẻ trở nên lười biếng, vô trách nhiệm, không biết chia sẻ với mọi người.