Lý Vĩ Hạo, bác sĩ Phụ sản của Bệnh viện Chấn Hưng (Đài Loan) chia sẻ với Ettoday, trên lâm sàng phụ nữ sinh 5 người con, khả năng bị sa tử cung khoảng hơn 40%, xác suất tỷ lệ thuận với số lần sinh. Ngoài việc sa trực tràng từ hậu môn, cũng có thể rơi ra từ “phía trước”, loại phổ biến nhất là sa tử cung.
Bác sĩ Lý nhớ lại đã từng tiếp nhận một bệnh nhân nữ 58 tuổi, năm 40 tuổi vì vấn đề kinh nguyệt do u xơ tử cung gây ra, không chịu nổi nên đã quyết định cắt tử cung.
Không ngờ rằng, sau khi cắt bỏ tử cung, trong khi tắm rửa, người phụ nữ sờ thấy phần dưới "vùng kín" như có một quả bóng lồi ra. Đôi khi đi đại tiện còn cảm thấy có vật gì đó rơi xuống từ phần dưới cơ thể, thậm chí khi đi bộ vùng kín xuất hiện máu. Người phụ nữ tự hỏi: “Tử cung đã cắt rồi, rốt cuộc còn thứ gì rơi ra?” Sau đó, người phụ nữ đến bệnh viện để kiểm tra. Không ngờ, khi người phụ nữ vừa cởi quần để thăm khám, bác sĩ đã nhìn thấy “một miếng thịt” ở vùng kín.
Bác sĩ Lý Vĩ Hạo giải thích rằng, người phụ nữ bị “sa âm đạo”. Mọi người thường thấy sa tử cung, sa bàng quang hoặc sa đại trực tràng, nhưng không biết rằng thực tế âm đạo cũng bị sa trễ. Bác sĩ nói, trong trường hợp bình thường, trên âm đạo có tử cung, được hỗ trợ bởi các dây chằng, một khi tử cung bị cắt bỏ, dây chằng không nối với âm đạo, đâm đạo sẽ mất các điểm hỗ trợ, cộng với trong quá trình sinh nở dây chằng liên tiếp bị kéo căng, khi tuổi càng lớn âm đạo càng lỏng nhão, rất dễ giống như một cái túi rơi ra khỏi cơ thể.
Sa sinh dục ở phụ nữ?
Sa sinh dục là một bệnh khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Sa sinh dục trong nhiều trường hợp không những chỉ sa tử cung, mà còn sa cả thành trước âm đạo kèm theo có sa bàng quang và sa cả thành sau âm đạo kèm theo trực tràng.
1. Các mức độ sa sinh dục ở nữ
Dựa vào vị trí sa của cổ tử cung so với âm hộ chia làm 3 độ sa sinh dục.
- Sa sinh dục độ I:
+ Sa thành trước âm đạo, kèm theo sa bàng quang.
+ Sa thành sau âm đạo, nếu sa nhiều kéo theo sa cả trực tràng.
+ Cổ tử cung sa thấp trong âm đạo nhưng chưa tới âm hộ.
- Sa sinh dục độ II:
+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.
+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm sa trực tràng.
+ Cổ tử cung sa thập thò âm hộ.
- Sa sinh dục độ III:
+ Sa thành trước âm đạo và bàng quang.
+ Sa thành sau âm đạo, có thể kèm theo sa trực tràng.
+ Tử cung, cổ tử cung sa thấp, cổ tử cung sa hẳn ra ngoài âm hộ.
2. Triệu chứng sa sinh dục ở nữ:
- Khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn.
- Tức nặng bụng dưới, cảm giác vướng víu khó chịu vùng âm hộ - tầng sinh môn, ảnh hưởng đến lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa): Đái khó, đái buốt, són đái, đái ra máu, bí đái.
- Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng): Đại tiện khó, táo bón, bệnh nhân hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn.
- Chảy máu, dịch từ cổ tử cung do cổ tử cung bị viêm nhiễm, cọ sát.
- Sa sinh dục ở người trẻ có thể vẫn có thai nhưng dễ bị sảy thai hoặc đẻ non.