Phụ Nữ Sức Khỏe

Thay lại khớp háng thành công cho người bệnh sau nhiều lần phẫu thuật nhiễm khớp háng nhân tạo

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo ngày càng trở nên phổ biến. Tại Việt Nam, không ít người bệnh mắc bệnh lý khớp háng có thể quay trở lại hoạt động bình thường sau phẫu thuật thay khớp.

Tuy nhiên, các tai biến và biến chứng có thể gặp sau thay khớp như: trật khớp nhân tạo, gãy xương quanh chuôi, mòn khớp, lỏng khớp, nhiễm khuẩn... gây khó khăn cho cả bác sĩ lẫn người bệnh. Trong đó, biến chứng nhiễm khuẩn khớp sau thay khớp háng nhân tạo là biến chứng nặng nề nhất đối với người bệnh.

Theo thông tin từ bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, trong những tháng vừa qua, các Bác sĩ tại đây đã điều trị thành công ca bệnh biến chứng khớp háng nghiêm trong sau nhiều lần phẫu thuật thất bại.

Người bệnh là bà S.B.P (sinh năm 1960, ngụ TPHCM), nhập viện trong tình trạng đau nhức khớp khiến bà không đi lại được. Bà P cho biết, trước đây, bà đã được thay khớp háng bên trái tại một bệnh viện địa phương vào năm 31 tuổi sau một lần té ngã làm gãy cổ xương đùi. Tuy nhiên, suốt những năm qua, khớp háng nhân tạo của bà bị nhiễm khuẩn, phải liên tục mổ cắt lọc, điều trị nhiễm trùng và thay lại khớp mới hơn 6 lần nhưng vẫn không thành công. Vì vậy, bà tìm đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn với hy vọng mong manh chữa lành đôi chân.

Qua thăm khám lâm sàng, người bệnh không đi lại được, có mủ rò ra da vùng đùi. Người bệnh được tiến hành chụp CT, các bác sĩ nhận thấy khớp háng nhân tạo trái có xi măng, chuôi dài bị lỏng, nhiễm khuẩn lan ra toàn bộ mô mềm đùi trái.

Phẫu thuật thay khớp háng mới cho người bệnh

Bác sĩ Nguyễn Tấn Lãm - Trưởng Khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho biết: “Trường hợp của bà P. rất phức tạp vì số lần phẫu thuật điều trị quá nhiều. Vì vậy, để đưa ra phương án điều trị cho người bệnh, các Bác sĩ cân nhắc lựa chọn khớp háng nhân tạo phù hợp, tiến hành hội chẩn toàn viện, đảm bảo nhiều yếu tố: gây mê, hồi sức trước, trong và sau mổ; dự trù máu, dịch truyền,..”

Bước đầu, các Bác sĩ quyết định điều trị nhiễm trùng bằng cách tháo bỏ khớp háng nhân tạo, cắt lọc tổ chức hoại tử. 6 tháng sau, các Bác sĩ tiến hành phục hồi chức năng khớp của người bệnh bằng phương pháp thay toàn bộ khớp háng chuôi dài không xi măng, kết hợp xương đùi bằng nẹp vô khuẩn.

Sau phẫu thuật, phần khớp nhiễm khuẩn của người bệnh đã hồi phục tốt, bà P. phục hồi tích cực, di chuyển trên khung tập đi và được cho ra viện để tập luyện phục hồi chức năng tại nhà. Sau 3 tháng, người bệnh đi lại được với một nạng, không đau, vết thương phục hồi tốt.

Người bệnh phục hồi tốt sau khi phẫu thuật

Bác sĩ Lãm chia sẻ thêm: phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo hiện nay rất phổ biến. Mỗi năm, không ít người có bệnh lý khớp háng đã lấy lại được chức năng vận động của khớp sau mổ, mang đến sự hồi phục chức năng đi lại và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, phẫu thuật nào cũng có nguy cơ rủi ro, thay khớp háng nhân tạo là một phẫu thuật phức tạp và nguy cơ rủi co cũng không ngoại lệ. Vì vậy, phẫu thuật đòi hỏi các Bác sĩ phải đánh giá toàn diện những biến chứng liên quan đến nhiễu trùng, cứng khớp,…

Nhiễm khuẩn khớp nhân tạo là cơn ác mộng cho người bệnh và bác sĩ chấn thương chỉnh hình. Việc xử lý nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp không phải là điều dễ dàng, phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và những nguy cơ khác. Vì vậy, khi có biến chứng sau thay khớp nhân tạo cần được phát hiện sớm để điều trị kịp thời sẽ bảo tồn được khớp.– Bác sĩ Lãm khuyến cáo.

PV

Tin liên quan

4 vấn đề cần điều dưỡng tốt sau khi phẫu thuật hậu môn trực tràng

Sau phẫu thuật hậu môn trực tràng, rất nhiều vấn đề có thể gây khó khăn và đau đớn cho...

Vụ hút mỡ bụng cho thai phụ tại Bệnh viện Emcas: Chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ nói gì?

Bác sĩ Cảnh cho biết chỉ cần có thai 4 tuần tuổi thì xét nghiệm Hcg cũng ra kết quả...

Cách nào phòng cục máu đông sau phẫu thuật?

Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân chính gây huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), nói cách khác...

Cứu người thoát cảnh bại liệt nhờ phẫu thuật bơm xi măng sinh học

Mới đây, bệnh viện Hoàn Mỹ ITO Đồng Nai đã thực hiện thành công ca phẫu thuật bơm xi măng...

Ung thư vú ở phụ nữ: Khi nào thì phẫu thuật, xạ trị hay điều trị toàn thân?

Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện ung thư vú mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị bệnh...

Điều trị sỏi thận không cần phẫu thuật

Có khoảng 2,5 triệu người Việt Nam mắc bệnh sỏi đường tiết niệu. Việc điều trị bệnh lý về thận...

Kỹ thuật thay van tim không phẫu thuật

Thay vì phẫu thuật, bệnh nhân được bác sĩ đưa van qua ống thông vào mạch máu đến tim.

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

15 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

15 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 6 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 6 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 10 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 10 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 15 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình