Trên thực tế, vàng da sơ sinh được chia thành 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý sẽ dần biến mất cùng với sự phát triển của trẻ sơ sinh và sẽ giảm đáng kể vào khoảng 2 tuần sau khi em bé chào đời. Tuy nhiên vàng da bệnh lý lại nguy hiểm hơn nhiều và cần có sự thăm khám, theo dõi cẩn thận từ bác sĩ.
Theo các chuyên gia, cho dù đó là vàng da sinh lý hay bệnh lý thì cả 2 đều có mối liên quan tới thói quen sống của bà mẹ khi mang thai. Vì vậy, để phòng ngừa hiện tượng trẻ bị vàng da sơ sinh, ngay từ khi mang bầu, mẹ cần làm tốt 3 việc sau:
Bổ sung đầy đủ vitamin C
Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai. Mẹ bầu ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể cải thiện khả năng miễn dịch của chính người mẹ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, vitamin C có thể giúp cải thiện tình trạng da của thai nhi, giảm hiện tượng vàng da sơ sinh, giúp bé có làn da trắng, mịn màng hơn.
Có chế độ ăn uống điều độ
Chế độ ăn uống của bà mẹ khi mang thai rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Theo các chuyên gia sản khoa, mẹ ăn quá nhiều thực phẩm cay khi mang thai có thể dễ dàng gây độc cho thai nhi. Nhiều trẻ sơ sinh bị vàng da, chàm, dị tật bẩm sinh… có lý do liên quan đến việc mẹ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt ăn những thực phẩm cay, nóng.
Do đó, để tránh nguy cơ trẻ bị vàng da sơ sinh, tốt nhất mẹ bầu nên kiểm soát chế độ ăn uống, tránh những thực phẩm không lành mạnh và không ăn quá nhiều một loại thực phẩm nào đó.
Đảm bảo ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với sức khỏe của bà mẹ mang thai và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, thức khuya có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể mẹ và ảnh hưởng đến việc phát triển của bé, tăng nguy cơ con bị vàng da sơ sinh.
Do đó, mẹ bầu nên thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh và hợp lý khi mang thai. Nếu mẹ bầu cảm thấy không ngủ ngon có thể ngâm chân trước khi đi ngủ để thúc đẩy lưu thông máu. Việc này cũng giúp làm giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.