Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa

Con tôi thường xuyên táo bón, gần đây cơ thể xanh xao, hay nôn trớ. Xin hỏi bác sĩ đây có phải biểu hiện của bệnh lý tiêu hóa không?

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội

Nhiều dị tật đường tiêu hóa được chẩn đoán từ trước hoặc ngay sau khi sinh như: Teo thực quản, thoát vị hoành, tắc tá tràng, tắc ruột sơ sinh, dị tật hậu môn trực tràng, thoát vị rốn (omphalocele), khe hở thành bụng (Gastroschisis)…

Những trường hợp này nên có tư vấn trước sinh cẩn thận. Các biểu hiện lâm sàng bệnh lý tiêu hóa cần chú ý ở trẻ nhỏ:

  • Nôn, trớ ra dịch sữa, dịch mật, dịch phân
  • Đau bụng
  • Vàng da, vàng mắt, phân bạc màu.
  • Sờ thấy khối u bụng
  • Táo bón, chậm đi tiêu phân xu.

Một số bệnh hay gặp:

Hẹp phì đại môn vị: Thường ở trẻ 3-5 tuần tuổi, bé nôn sữa ăn bữa trước, mệt, sụt cân, có thể sờ thấy khối trên rốn. Bạn cần cho con khám ngay, làm siêu âm chẩn đoán.

Teo đường mật: Trẻ vàng da, vàng mắt, phân bạc màu. Bé cần khám ngay để siêu âm và chụp cộng hưởng từ MRI chẩn đoán.

Nang ống mật chủ:

- Ở trẻ mới sinh và trẻ nhỏ, bệnh thường được biểu hiện bằng vàng da hay khối u bụng, đau bụng ít gặp hơn.

- Ở trẻ lớn, biểu hiện hay gặp là nhiều lần đau bụng, đôi khi có thể kèm theo sốt, vàng mắt, vàng da (viêm đường mật).

Trẻ cần được siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ chẩn đoán.

Giãn đại tràng bẩm sinh: Dấu hiệu đặc trưng là táo bón. Nhiều trẻ không tự đại tiện được mà phải thụt tháo thường xuyên, bụng trướng, gầy sút, kém ăn, suy dinh dưỡng.

Ở trẻ mới sinh, bụng chướng căng, không đi phân su sau hơn 24 giờ hoặc chỉ đại tiện khi dùng ống thông đưa vào hậu môn kích thích. Trẻ cần chụp đại tràng chẩn đoán.

Hậu môn tiền đình, hậu môn tầng sinh môn: Trẻ vẫn đại tiện được qua lỗ rò ở tiền đình (trẻ nữ), ở tầng sinh môn. Trẻ có thể kèm viêm nhiễm tầng sinh môn.

Rò hậu môn, áp-xe cạnh hậu môn: Khối sưng nóng đỏ ở cạnh hậu môn hoặc lỗ rò chảy dịch cạnh hậu môn.

Rò rốn tràng hoặc còn ống niệu rốn: Thường xuyên chảy dịch ở rốn, có thể khối áp-xe vùng rốn.

Các khối u bụng: Trẻ thường đau bụng, bụng chướng, có thể sờ thấy khối u bụng. Phụ huynh cần siêu âm và chụp cắt lớp cho bé để chẩn đoán.

Theo Phương Anh/zingnews

Tin liên quan

Bạn hay bị cắn vào lưỡi khi ăn: Đừng bỏ qua 2 góc nhìn này, có thể là bệnh nguy...

Ăn uống là việc diễn ra hằng ngày đúng không nào và chắc chắn một điều rằng ai trong chúng...

Kéo nhau nhau đi viện vì sử dụng QUẠT không đúng cách: Nghẹt mũi, hắt hơi, thậm chí có nguy...

Với thời tiết nắng nóng này, việc sử dụng quạt điện không đúng cách khi đi ngủ vô tình có...

Trên cơ thể phụ nữ nếu bộ phận này càng nhỏ thì phụ nữ càng sống thọ, kiểm soát tốt...

Các nhà khoa học nghiên cứu nếu những bộ phận này nhỏ, người phụ nữ sẽ sống thọ hơn.

Dừng lại ngay nếu bạn vẫn làm 3 hành động này mỗi sáng: 'Thâm hụt' năng lượng, cơ thể uể...

Duy trì thói quen không tốt này vào buổi sáng có thể khiến một ngày của bạn thiếu năng lượng...

Đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc, giảm thị lực cũng không còn là vấn đề báo động nếu biết...

Dưới đây là những mẹo trị đau mắt đỏ mà nhiều người không hay biết, xảy ra hầu hết ở...

Mắt ngày càng kém đi bởi 8 thói quen sai lầm mà nhiều người thường hay mắc phải

8 thói quen sai lầm dẫn đến tình trạng giảm thị lực, nhiều người không biết vẫn cứ thực...

Thực hư tin đồn uống nước trong chai nhựa có thể gây ung thư!

Chúng ta thường tái sử dụng chai nhựa đựng nước nhiều lần và bảo quản ở môi trường nhưng chúng...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình