Thực hư chuyện uống nước trong chai nhựa có thể gây ung thư?
Hầu hếtchai nhựa hiện nay đều được tạo thành từ các chuỗi dài phân tử hydrocarbon. Cách nhà sản xuất có thể sử dụng thêm hóa chất trong giới hạn cho phépđể thêm độ dẻo dai, linh hoạt hay màu sắc cho chai nhựa.
Hiện nay, nhiều người Việt có thói quen dùng đi dùng lại chai nhựa đựng nước. Tuy nhiên việc này lại không mang lại lợi ích cho sức khỏe.
Việc sử dụng nhiều lần cộng thêm việc thường xuyên tiếp xúc với nền nhiệt độ cao, ánh nắng mặt trời nên các chai nhựa có thể sản sinh ra các chất có hại rồi ngấm vào nước. Những sản phẩm nhựa chất lượng thấp có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư.
Một số loại chai nhựa có thể chứa hóa chất BPA khá giống với hormone ở nữ giới như oestrogen. Sủ dụng chai nhựa nhiễm BPA trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng dậy thì sớm hoặc muộn ở nữ giới.
BPA cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, hệ thần kinh và tăng lượng mỡ cơ thể, quá trình phát triển sinh lý ở trẻ em. BPA tác động xấu và làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người sử dụng nước đóng chai chất lượng thấp có thể tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, ung thư vú và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Chai nhựa nuôi dưỡng vi khuẩn
Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Y tế cộng đồng Canada, các nhà khoa học đến từ Đại học Calgary đã thu thập 76 mẫu nước đến từ chai của học sinh tiểu học. Trong đó nhiều chai nước thuộc loại đã được tái sử dụng nhiều lần.
Họ phát hiện ra rằng gần 2/3 số mẫu nước có nồng độ vi khuẩn vượt quá giới hạn cho phép của nước uống.
Cathy Ryan, một trong những nhà nghiên cứu chia sẻ: “Vi khuẩn sẽ phát triển nếu chúng ở trong một điều kiện thích hợp”. Chẳng hạn như chất dinh dưỡng, độ ẩm và nhiệt độ, “chai nhựa có tất cả những yếu tố này”.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học thu thập mẫu vi khuẩn trên cổ chai nhựa được sử dụng liên tục trong một tuần mà không rửa.
Kết quả chỉ ra rằng quần thể vi khuẩn này chứa cả những tác nhân có thể khiến người trưởng thành bị ốm, tương đương ngộ độc thực phẩm. Richard Wallace, bác sĩ y khoa đến từ Đại học Y tế Texas nói: “Chúng có thể gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy”.
Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng
Mỗi loại chai nhựa đều được làm từ một loại nguyên liệu khác nhau và có cách sử dụng khác nhau. Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái sử dụng. Nhà sản xuất in những ký hiệu quy định về việc tái sử dụng chai nhựa dưới đáy hoặc dưới nắp chai.
Người tiêu dùng có thể đọc các ký hiệu này và biết có nên tái sử dụng chai nhựa đó không.
– Nếu chai đó có nhãn ghi số 1 (PET hay PETE): Nó chỉ an toàn cho một lần sử dụng. Khi tiếp xúc với oxy không khí hay nhiệt độ cao (bao gồm cả ánh nắng mặt trời), những loại chai như thế này sẽ phân hủy thành những chất độc hại.
– Những loại nhựa có nhãn ghi số 3 hay 7 (PVC và PC) không nên tái sử dụng vì đó là hai hóa chất độc hại và dễ dàng hòa lẫn vào thức ăn, nước uống của bạn nên tranh sử dụng.
– Những chai nhựa được làm từ polyethylene (số 2 và 4) và polypropylene (số 5 và PP) phù hợp cho việc sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng chúng chỉ an toàn nếu như bạn dùng để chứa nước lạnh và phải làm sạch chai nhựa thường xuyên.