Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ cha mẹ cần biết để đưa con đi khám sớm trước khi quá muộn

Đôi khi trẻ có những biểu hiện nguy hiểm nhưng cha mẹ tưởng chỉ là bệnh nhẹ hoặc trẻ có những biểu hiện đơn giản nhưng cha mẹ lại tưởng bệnh nguy hiểm. Vậy phải làm sao để biết khi nào trẻ đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe?

Hiện đang là thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị ốm đặc biệt là các bệnh liên quan đến hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn…Bởi vậy các bậc phụ huynh cần phải chú ý đến những triệu chứng khi trẻ ốm để đưa đến viện kịp thời.

Theo đó, khi trẻ ốm thường có biểu hiện, triệu chứng đa dạng và đôi lúc không rõ ràng, ảnh hưởng đến sự phát hiện sớm bệnh, thậm chí bỏ qua các dấu hiệu bệnh nặng của trẻ.

Tại bệnh viện Nhi Trung ương, đặc biệt là ở các khoa Khám bệnh, khoa Cấp cứu, nhân viên y tế thường gặp một số trường hợp cha mẹ không nhận biết được các dấu hiệu bệnh nặng để đưa trẻ đi khám sớm, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Ngược lại, có nhiều cha mẹ vì lo lắng quá mức về tình trạng bệnh của con mà đòi hỏi phải cho con khám cấp cứu, khám ngay, mặc dù được nhân viên y tế đánh giá tình trạng bệnh của trẻ chưa cần phải khám cấp cứu và có thể chờ đợi được. Hậu quả là gây những sự hiểu lầm không cần thiết giữa người nhà bệnh nhân với nhân viên y tế.

Khi trẻ có biểu hiện nặng nếu không phát hiện đưa đi cấp cứu sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Vì những lí do trên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có những tư vấn cho các gia đình có trẻ nhỏ cách nhận biết trẻ bị bệnh nặng để đưa con đi khám sớm và kịp thời. Đồng thời, có thái độ đúng đắn, bình tĩnh lắng nghe hướng dẫn của nhân viên y tế khi con không trong tình trạng cấp cứu.

Một số dấu hiệu phản ánh tình trạng bệnh nặng ở trẻ:

1. Về hô hấp

- Trẻ khó thở: Thở nhanh hơn so với mức bình thường kèm theo các biểu hiện rút lõm lồng ngực, hõm ức, cánh mũi phập phồng…

- Có thể nghe thấy các tiếng thở rít rõ hay tiếng trẻ thở khò khè, thở rên ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng.

- Trẻ có dấu hiệu tím môi, đầu ngón chân, ngón tay.

- Màu sắc da thay đổi: xanh, tái.

- Nặng hơn, trẻ có biểu hiện rối loạn nhịp thở như có cơn ngừng thở hoặc ngừng thở (quan sát lồng ngực, bụng không phập phồng theo nhịp thở).

Khi thấy trẻ có nhịp thở bất thường, da tím tái cần đưa đến viện khám. Ảnh minh họa.

 2. Về tuần hoàn

- Trông trẻ xanh sao mệt mỏi, da tái nhợt do thiếu máu, hoặc mất máu nặng do chấn thương (chảy máu ra ngoài cơ thể hoặc chảy máu bên trong cơ thể)

- Thấy trẻ chảy máu kéo dài, không cầm được.

- Trẻ mất nước nặng (do nôn nhiều, ỉa chảy cấp…) biểu hiện bằng các triệu chứng uống nước quá nhiều, kích thích vật vã hoặc li bì, hôn mê.

- Nặng hơn, trẻ tím tái, ngừng tim (áp tai vào vùng ngực không nghe thấy tiếng tim đập)

3. Về thần kinh

- Trẻ co giật.

- Trẻ li bì, hôn mê, gọi hỏi không khóc, không trả lời hoặc không co tay, chân lại khi bị cấu véo; khó đánh thức trẻ dậy.

- Trẻ rất đau, tinh thần hoảng loạn, kích thích.

4. Các bệnh cấp cứu ngoại khoa

Trẻ có biểu hiện của một số bệnh ngoại khoa như lồng ruột, xoắn ruột, tắc tá tràng, không hậu môn… với các triệu chứng gồm: nôn trớ, đau quặn bụng, ỉa máu , kích thích nhiều…

5. Các chấn thương nặng

Rơi từ độ cao trên 2m, tai nạn xe cộ mà tốc độ lớn hơn 60km/h, tai nạn do hỏa hoạn, vết thương xuyên thấu…

6. Các biểu hiện khác

- Hạ nhiệt độ (≤ 35.5 độ C) hoặc sốt cao ≥40 độ C.

- Các trường hợp ngộ độc cấp: ngộ độc rượu, thuốc trừ sâu, thuốc gây nghiện….

- Trẻ được chuyển gấp từ các cơ sở y tế khác đến.

- Tất cả trẻ ở độ tuổi sơ sinh dưới 28 ngày tuổi có biểu hiện: Sốt, bú kém, có các di tật bẩm sinh: tim bẩm sinh, không hậu môn, trẻ đẻ non, thấp cân…

Ngoài các biểu biện cấp cứu trên, khi trẻ có các dấu hiệu bất thường khác như  nôn, sốt, ỉa chảy, đau bụng, đau đầu… hoặc cha, mẹ cảm thấy con “khang khác”, lo lắng, không yên tâm về trẻ cũng nên đưa trẻ đi khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời .

Theo Lê Phương/Khám Phá

Tin liên quan

“Nấc” đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ

Mặc dù nấc cụt đem lại rất nhiều phiền toái và sự khó chịu, nhưng mới đây các nhà khoa...

Vì sao ít ngủ khiến bạn mập hơn?

Nếu bạn tăng cân trong 2 tuần qua, hãy kiểm tra thói quen ngủ của mình.

Trẻ bị chó cắn cần xử lý thế nào cho đúng?

Trẻ bị chó cắn rất dễ mắc bệnh dại. Virus dại tồn tại chủ yếu ở nước dãi chó mèo...

Phát hiện mới về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ kém

Một nghiên cứu mới của Australia đã phát hiện ra rằng các vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ mà...

Dấu hiệu thoái hóa xương sụn tuổi thiếu niên

Thoái hóa xương sụn thiếu niên là một nhóm bệnh hay gặp ở trẻ em đang tuổi phát triển nhưng...

Chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 sai lầm chăm con của mẹ Việt

Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với sức khỏe...

Sai lầm của mẹ khi ăn mặc cẩu thả

Cô bé lớp 2 đề nghị mẹ không đèo đến trường nữa, vì bạn bè của bé nói "mẹ cậu...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

17 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

17 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 7 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 7 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

1 ngày 7 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

1 ngày 12 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

1 ngày 12 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 16 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 16 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình