Phụ Nữ Sức Khỏe

Dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai cảnh báo nguy hiểm mà mẹ bầu chớ bỏ qua

Mỗi dấu hiệu đau bụng dưới khi mang thai đều có nguyên nhân và thậm chí có những nguy cơ tiềm ẩn.

Dấu hiệu đau bụng dưới là bình thường khi mang thai

Vào những tháng đầu khi mang thai, mẹ bầu bị đau bụng dưới là hiện tượng khá phổ biến. Theo các chuyên gia, vì lúc này trứng được thụ tinh đang làm tổ và tìm cách bám vào tử cung, nên mẹ bầu sẽ bắt đầu có cảm giác đau tức nhẹ ở vùng bụng dưới. Một trong những nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai là do hiện tượng ốm nghén.

Trong 10 phụ nữ mang thì có đến 9 người sẽ bị đau bụng dưới trong kì tam cá nguyệt thứ nhất, vì lúc này thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Thông thường, tình trạng đau âm ỉ sẽ kéo dài 2 – 3 ngày, và cảm giác đau sẽ từ từ giảm đi. Bước vào những tháng sau, khi thai nhi càng ngày càng lớn, mẹ bầu cũng sẽ thấy xuất hiện các cơn đau bụng do sự giãn cơ và dây chằng nâng đỡ bụng. Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, hắt hơi, ngồi xổm hoặc lúc đứng dậy.

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Ảnh internet.

Đau bụng dưới khi mang thai khi nào là nguy hiểm?

Tuy là dấu hiệu bình thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng sẽ gặp. Nhưng nếu cơn đau dồn dập, co thắt kèm theo những triệu chứng như chảy máu âm đạo, ói mửa, choáng váng,…thì mẹ bầu cần cẩn trọng vì đây là dấu hiệu của một số biến chứng nguy hiểm thai kỳ.

Dọa sảy thai và sảy thai

Đau bụng dưới từng cơn, cơn đau càng lúc càng dồn dập rồi đột ngột biến mất, kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi kèm máu cục tại vùng kín. Đây là dấu hiệu cho biết có thể bạn bị dọa sảy hoặc đã sảy thai thật sự. Mẹ bầu sẽ hết đau bụng khi thai hoàn toàn bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Vì thế, khi có những triệu chứng trên, mẹ bầu nên đến gặp ngay bác sĩ. Tình trạng dọa sảy thai nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời thì vẫn có thể giữ được thai nhi.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung cũng là một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới cho mẹ bầu. Ảnh internet.

Đây là một tai biến sản khoa nguy hiểm cho bà bầu. Thông thường trứng sau khi thụ tinh sẽ về tử cung làm tổ, tuy nhiên vì một lí do nào đó mà trứng sẽ đi làm tổ ở nơi khác, mà thông thường là ở vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung đứng hàng đầu là nguyên nhân làm viêm nhiễm vòi trứng, trong đó nạo phá thai nhiều lần,viêm nhiễm vùng chậu là nguyên nhân thường gặp nhất.

Sau khi chậm kinh khoảng 1 tuần, mẹ bầu bỗng dưng cảm thấy bụng dưới đau dữ dội hoặc đau từng cơn, cơn đau kéo dài hoặc lên cơn co thắt nhiều lần. Kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, âm đạo chảy máu bất thường. Lúc này mẹ bầu cần đến gặp ngay bác sĩ để có cách xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho bản thân.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sứ c khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bên cạnh đau bụng dưới dữ dội, mẹ bầu còn có thể xuất hiện tình trạng tăng huyết áp, trong nước tiểu có chứa protein, mặt, tay và mắt cá chân có thể bị sưng phù sau 20 tuần mang thai… Khi tình trạng này nghiêm trọng thì thai phụ có thể còn bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng bụng dưới đau buốt và nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát; Nước tiểu có mùi chua, vẩn đục như đám mây và có thể lẫn với máu…Khi có những dấu hiệu này, chị em cần đi khám ngay bởi đây có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng dẫn tới nhiễm trùng bàng quang, gây viêm thận, bể thận cấp dẫn đến suy thai, sinh non. Do vậy, phụ nữ khi mang thai, cần kiểm tra nước tiểu định kỳ, xét nghiệm tế bào vi khuẩn trong nước tiểu 3 tháng một lần. Ngoài ra, về chế độ ăn uống, vệ sinh sản phụ hàng ngày nên uống nước đầy đủ, không nên cố nhịn khi muốn đi tiểu.

Phụ nữ khi mang thai cần kiểm tra nước tiểu định kỳ nước tiểu 3 tháng một lần. Ảnh internet.

Sinh non

Tình trạng sinh non diễn ra từ tuần 20 – 36 của thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau tức phần bụng dưới hay co thắt vùng bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng và co thắt dạ con. Mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để xử trí kịp thời tình trạng này.

Nhau bong non

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi tử cung trước khi sinh, có thể là tách một phần hoặc tách hết. Lúc này mẹ bầu sẽ có cảm giác đau ở vùng bụng, nếu bong nhau thai ở mức độ nhẹ thì chỉ ra một ít máu. Hiện tượng bong nhau thai xảy ra với tỷ lệ 1/150 bà mẹ mang thai, thường phổ biến trong giai đoạn cuối thai kỳ nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào sau tuần thai thứ 20.

Trong hầu hết các trường hợp, bong nhau thai sẽ gây xuất huyết âm đạo từ ít đến nghiêm trọng. Đôi khi, có sự hình thành khối máu tụ sau nhau thai nên bạn có thể không thấy hiện tượng tượng xuất huyết.

Ngoài ra, tình trạng đau bụng dưới khi mang thai còn là biểu hiện của một số triệu chứng khác trong thai kỳ như táo bón, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột,… Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn cho bản thân, nếu bà bầu có bất cứ dấu hiệu đau bụng dưới bất thường nào thì nên đến bệnh viện để kiểm tra.

Thương Trần (TH)

Tin liên quan

Không chỉ giải nhiệt, những thức uống này còn mang lại nhiều công dụng mà mẹ bầu chớ bỏ qua

Bổ sung nước ép trái cây rau củ trong thời gian mang thai là một thói quen tốt đối với...

Bật mí công dụng tuyệt vời của dầu dừa mà không phải mẹ bầu nào cũng biết

Với nhiều công dụng và vô cùng an toàn nên mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng dầu dừa...

Mẹ bầu nên và không nên ăn gì trong ba tháng đầu mang thai?

Những tháng đầu mang thai, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những triệu chứng ốm nghén. Vậy ăn gì...

Không chỉ ngăn ngừa nám da, loại quả này còn mang lại vô vàn lợi ích cho mẹ bầu

Hầu hết các bác sĩ sản khoa đều sẽ khuyên bạn nên ăn dưa hấu trong thời gian mang thai...

Mách mẹ bầu song thai những thực phẩm không thể thiếu để 'con khỏe mẹ xinh'

Nếu đang mang thai đôi, có nghĩa bạn đang phải chăm lo sức khỏe cho cả ba người. Mẹ bầu...

9 cách giảm ốm nghén cho bà bầu

Uống đủ nước, ăn bánh quy khi vừa thức dậy, ăn nhiều carbs và protein hay đánh răng ngay sau...

Bà bầu tháng thứ mấy thì nên uống nước mía

Có thể bà bầu chưa biết, uống nước mía trong khi mang thai sẽ vô cùng có lợi có thể...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình