Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau bụng không đi ngoài được là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng không đi ngoài được là hiện tượng sinh lý không bình thường của cơ thể. Nếu không được điều trị sớm sẽ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng này.

Nguyên nhân gây đau bụng không đi ngoài được

Thông thường chứng đau bụng không đi ngoài được xuất phát từ 1 trong 2 nguyên nhân cơ bản dưới đây:

Táo bón

Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mót đi cầu nhưng ngồi mãi vẫn không đi được. Triệu chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em cho đến người lớn. Đặc biệt là do thói quen ăn uống không ăn nhiều rau, uống nước ít và lười vận động.

dau bung khong di ngoai duoc 1
Người bệnh không được chủ quan mà cần phải phát hiện kịp thời và điều trị bệnh đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

Một số biểu hiện dễ nhận biết của chứng táo bón:

  • Mắc đau bụng đi ngoài nhưng ngồi nhiều giờ liền vẫn không đi được
  • Số lần đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần
  • Mỗi lần đi cầu phải rặn mạnh và chảy máu tươi ở vùng hậu môn
  • Phân cứng, đóng thành cục to hoặc vón thành nhiều cục nhỏ như phân dê, màu đen và rất hôi. Đôi khi có dính cả chất nhầy của đại tràng
  • Khi đi ngoài xong vẫn có cảm giác phân còn sót chưa ra hết

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích xảy ra ở ruột già do ăn uống kém vệ sinh hay đường ruột bị nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng. Mặc dù bệnh lý này không gây tổn thương cho các mô ruột hay phát triển thành ung thư đại tràng nhưng nó làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một số biểu hiện cụ thể của hội chứng ruột kích thích:

  • Đau và khó chịu ở vùng bụng dưới, bụng sình hơi và chướng căng
  • Số lần đi cầu thay đổi có thể trên 3 ngày đi 1 lần (nếu táo bón) và 3 lần trong 1 ngày (nếu tiêu chảy)
  • Tính chất phân thay đổi, có khi phân táo hoặc phân lỏng
  • Kèm theo cảm giác buồn nôn và ăn khó tiêu
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ

Bệnh trĩ

Đây là tình trạng căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn. Những người mắc bệnh trĩ ngoài cảm giác không đi ngoài được còn kèm theo một vài triệu chứng như xuất hiện các búi trĩ ở hậu môn, chảy máu tươi mỗi khi đi đại tiện, đau rát, khó chịu,...

dau bung khong di ngoai duoc 2
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng đau bụng không đi ngoài được - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu đau bụng không đi ngoài được

Nhiều người thắc mắc bà bầu bị đau bụng không đi ngoài được có sao không? Điều đó còn tùy thuộc vào các biểu hiện và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thông thường bà bầu bị đau bụng đi ngoài có những cơn đau theo nhiều mức độ.

Trường hợp nhẹ là đau râm ran quanh vùng bụng, rốn, nặng thì đau quặn và căng trướng bụng. Kèm theo đó, mẹ bầu còn đi ngoài nhiều lần trong ngày và tiêu chảy với phân lẫn nhiều nước. Một số trường hợp nặng hơn trong phân có thể lẫn máu.

Những dấu hiệu này kéo dài từ 1 đến 10 ngày hoặc lâu hơn. Hầu hết các trường hợp, bà bầu chỉ bị đi ngoài 1 - 2 ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, với những mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài kéo dài và phân lỏng có khả năng dẫn đến mất nước. Từ đó gây cản trở việc hấp thụ chất dinh dưỡng của thai nhi làm cho trẻ thiếu chất và chậm phát triển.

dau bung khong di ngoai duoc 3
Bà bầu gặp triệu chứng đau bụng đi cầu nhưng không đi được có nguy hiểm không? - Ảnh minh họa: Internet

Do đó, các mẹ bầu không nên xem nhẹ những biểu hiện đau bụng đi ngoài. Đặc biệt, cần theo dõi số lần đi ngoài và các đặc điểm của chất thải ra để kịp thời xử lý.

Cách chữa đau bụng mà không đi ngoài được

Chế độ hoạt động

Người bệnh cần có chế độ vận động mỗi ngày thật hợp lý và khoa học:

  • Rèn luyện tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và khả năng trao đổi chất. Nên luyện tập với những bài tập đơn giản như đi bộ, chạy bộ, yoga…
  • Chú ý ngủ đủ giấc và nên ngủ sớm, dậy sớm để thành thói quen
  • Nên tập thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng và không nên nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện
  • Dành 15 phút mỗi ngày để massage bụng trước khi ăn sáng nhằm kích thích co bóp nhu động ruột và chống táo bón vô cùng hiệu quả

Bổ sung thực phẩm prebiotic

Xây dựng hệ thống vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh rất quan trọng cho hệ tiêu hóa. Các loại thực phẩm chứa nhiều prebiotic có thể làm tăng lượng vi khuẩn tốt trong đường ruột. Từ đó giúp đường ruột luôn khỏe mạnh và có khả năng ngăn ngừa tình trạng táo bón hiệu quả.

dau bung khong di ngoai duoc 4
Bổ sung đầy đủ các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet

Người bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm như sữa chua, kim chi, dưa muối, tỏi, hành tây, măng tây, chuối, táo,… Ngoài ra còn có một số loại phô mai lên men chứa lợi khuẩn sống như gouda, cheddar và cottage.

Bên cạnh đó, đảm bảo chế độ ăn cân bằng giữa các chất đạm, bột và rau xanh. Đặc biệt nên ăn nhiều các loại rau có tác dụng nhuận tràng như rau đay, mồng tơi, rau lang,… khi đang bị táo bón. Đồng thời hạn chế ăn quá nhiều tinh bột, chất béo và các món ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ.

Uống trà thảo mộc

Sử dụng các loại thảo mộc là thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp phân đi qua hậu môn dễ dàng hơn. Đặc biệt các hoạt chất có trong trà có khả năng làm mềm, mịn phân và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả tại nhà.

dau bung khong di ngoai duoc 5
Người bệnh nên uống trà thảo mộc hàng ngày - Ảnh minh họa: Internet

Hơn nữa, trà thảo mộc thích hợp với mọi đối tượng kể cả trẻ em. Một số loại thảo dược tốt cho cơ thể như trà xanh, trà atiso, trà đen, trà bạc hà,…

Dầu tự nhiên

Các loại dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu dừa, dầu argan,… hỗ trợ điều trị chứng đau bụng không đi ngoài được tại nhà cực hiệu quả. Những loại dầu này đóng vai trò như một chất bôi trơn và làm phân chuyển động dễ dàng hơn. Người bệnh cũng có thể cho các loại dầu tự nhiên này vào công thức nấu ăn để tăng thêm hương vị.

Tuy nhiên, người bệnh không được dùng dầu tự nhiên khi đói cũng như sử dụng nhiều hơn 4 thìa cà phê dầu/ngày. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy.

Bổ sung vitamin

Các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C và B có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau bụng đi ngoài không được. Đặc biệt chúng hoạt động như một hoạt chất giải độc dạ dày. Đồng thời kích thích nhu động ruột và loại bỏ các độc tố không có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra còn hỗ trợ loại bỏ các chất không thể tiêu hóa được ra khỏi cơ thể.

dau bung khong di ngoai duoc 6
Các loại vitamin phù hợp cho người bệnh bao gồm vitamin C và vitamin B1, B5, B9 và B12 - Ảnh minh họa: Internet

Một số lời khuyên cho người đau bụng không đi ngoài được

Muốn khắc phục tình trạng đau bụng không đi ngoài được thì trước hết cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu do bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó cũng có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà nhằm giảm thiểu triệu chứng này nhanh chóng hơn:

  • Tránh dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,…
  • Bổ sung nhiều nước từ 6 – 8 ly/ngày (tương đương khoảng 2 lít nước) giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn.
  • Chia nhiều bữa ăn trong ngày và ăn với mức độ vừa phải để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng
  • Không nên bỏ bữa vì khi đói bụng không khí có thể thay thế cho bữa ăn lấp đầy ống tiêu hóa gây ra hiện tượng chướng hơi, đầy bụng

Hiện tượng đau bụng không đi ngoài được thường gặp ở rất nhiều người kèm theo những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều cảnh báo cho một bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh hãy luôn duy trì thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh để ngăn ngừa tình trạng này.

Kim Ngân

Tin liên quan

Đau bụng âm ỉ, đi khám phát hiện thủ phạm đến từ thói quen khó bỏ

Dị vật đường tiêu hoá là một tai nạn sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh,...

Đau bụng ngang rốn bên phải: Biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm

Đau bụng ngang rốn bên phải là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Đây là biểu...

Bắt ‘sâu xoang’ chữa bệnh viêm xoang: Phương pháp trị bệnh đi ngược y học

Viêm xoang là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm...

Đau giữa đầu và những cảnh báo nguy hiểm đối với sức khỏe

Hiện tượng đau giữa đầu khá phổ biến đối với nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt...

Cắt lể trị trúng gió, người đàn ông bị nhiễm khuẩn máu nặng: Bác sĩ khuyến cáo điều này

Nghĩ anh H. bị trúng gió nên gia đình đưa anh đi cắt lể nhằm nặn máu độc ra ngoài....

Bác sĩ Nhật 105 tuổi chia sẻ bí quyết sống thọ

Bí quyết sống đến 105 tuổi của bác sĩ Shigeaki Hinohara là ăn uống, đi thang bộ, không về hưu...

Bắt sâu viêm xoang có khỏi bệnh viêm xoang không?

Xoang có chức năng rất quan trọng trong cơ thể vì vậy chúng ta không được chủ quan trước những...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

14 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

14 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

14 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 14 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 14 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

2 ngày 4 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

2 ngày 4 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

2 ngày 5 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình