Nội dung bài viết
Trên thực tế có rất nhiều người có triệu chứng đau bụng ngang rốn bên phải nhưng người bệnh lại chủ quan nên để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy bạn cần phải theo dõi sát sao những biểu hiện của bệnh để phát hiện kịp thời.
1. Đau bụng ngang rốn bên phải là bệnh gì?
Có rất nhiều căn bệnh có thể gây ra biểu hiện đau bụng ngang rốn bên phải có thể kể đến như sau:
1.1. Sỏi thận
Sỏi thận là chứng bệnh mà thận hình thành những viên sỏi. Khi bị sỏi thận, ban đầu bạn sẽ thấy những cơn đau ở bên phải rốn dần dần chuyển sang ngang. Cơn đau dồn dập hơn khi sỏi hình thành, những cơn đau quặn, nhiễm khuẩn, suy thận cấp hoặc mãn tính chính là những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đối với căn bệnh này.
Sỏi có nhiều kích cỡ khác nhau. Khi hình thành sỏi thận, những viên sỏi nhỏ có thể tự chui ra ngoài nhưng những viên có kích thước lớn sẽ khó ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên, chúng có thể gây ra những cơn đau đớn vô cùng khó chịu và làm cho hoạt động của thận bị suy giảm nghiêm trọng.
Cách tốt nhất để phát hiện bệnh sỏi thận là siêu âm tổng quát ổ bụng, chụp UPR, chụp thân tĩnh mạch ngược dòng...
Bệnh sỏi thận khi nặng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu phát hiện tình trạng đau nhói bụng bên phải ngang rốn thì bạn nên tìm cách chữa trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Đặc biệt căn bệnh này có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng những bài thuốc Đông y hay các loại lá dược liệu tự nhiên mà không gây các tác dụng phụ như thuốc Tây y.
1.2. Viêm đại tràng
Đại tràng chính là ruột non và phần cuối nằm đường ống tiêu hóa. Đây là cơ quan đảm nhiệm chức năng tiếp nhận thức ăn đã được hấp thụ và tiêu hóa từ ruột non. Khi đó, nó sẽ hấp thu muối khoáng, nước từ trong thức ăn.
Khi đủ lượng quy định thì đại tràng cũng co bóp, bài tiết, nhu động phân qua trực tràng. Khi bị viêm, nó sẽ không còn đảm nhiệm được chức năng tiêu hóa mà có những biểu hiện của bệnh là đau bụng ngang rốn bên phải kèm theo các dấu hiệu của rối loạn đường tiêu hóa, nhất là khi ăn những loại thức ăn lạ. Cơn đau xuất hiện theo từng đợt và rất dễ tái phát. Người bệnh nên đi chụp nội soi trực tràng, trung khung đại tràng để được phát hiện chính xác và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn, những thức ăn bị ôi thiu, điều trị bằng bức xạ hoặc do virus, vi khuẩn gây nên.
1.3. Bệnh về gan
Đối với một số người, đau bụng ngang rốn bên phải cũng có thể là biểu hiện của các bệnh về gan, nặng hơn có thể là viêm gan, ung thư gan. Ở những người có bệnh về gan thì triệu chứng thường không rõ ràng. Có thể là xuất hiện những cơn đau âm ỉ, đau nhẹ nên cần phải quan sát những biểu hiện của bệnh thật kĩ mới có thể biết được.
1.4. Nhiễm trùng hoặc tắc ống mật, túi mật
Triệu chứng phổ biến của bệnh cũng là đau bụng ngang rốn bên phải và chấn thủy, những cơn đau bùng phát rất dữ dội. Bệnh dễ tái phát nhiều lần không liên tục và khác nhau ở mỗi người. Có thể khoảng cách là vài ngày hoặc vài năm.
1.5. Đau ruột già
Khi những cơn đau xuất hiện có cảm như ruột bị cuộn lại, bụng chương lên, có thể gặp thêm tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Sau khi trung tiện sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
1.6. Viêm ruột thừa
Ruột thừa có hình dạng như những ngón tay nằm tại vị trí bên phải ngang rốn với 1 đầu thông mới mạnh tràng, 1 đầu bị bịt kín. Chính vì vậy khi bị viêm ruột thừa sẽ khiến bạn có những cơn đau dữ dội bên phải ngang rốn. Nếu để kéo dài sẽ gây nên hiện tượng nhiễm trùng, sưng đau thậm chí là tắc nghẽn nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh viêm ruột thừa tuy hiếm gặp nhưng lại gây ra hậu quả nguy trọng bởi vì người bệnh hay chủ quan, nhầm lẫn với những bệnh về tiêu hóa thông thường như ngộ độc hay rối loạn tiêu hóa. Đã có một số trường hợp vì chủ quan không điều trị kịp thời nên đã gây ra một số biến chứng như tắc ruột, viêm ruột rất nguy hiểm. Vì vậy nếu nghi ngờ mình bị viêm ruột thừa thì nên lập tức đến bệnh viện khám để được điều trị. Tránh trường hợp để thành bụng căng cứng hoặc sốt cao mới tìm đến điều trị.
1.7. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra đau bụng ngang rốn bên phải còn có thể là dấu hiệu của bình của một số bệnh thông thường như do ăn thức ăn nhiễm khuẩn, ngộ độc thức ăn, do vận động luyện tập thể dục thể thao, lao động quá sức...
Bên cạnh đó, đau bụng ngang rốn bên phải ở nữ có thể là do một số nguyên nhân khác như: đau bụng kinh, u nang buồng trứng, thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng...
2. Một số bài thuốc dân gian chữa đau bụng tại nhà đơn giản
Nếu bạn nghi ngờ mình chỉ bị đau bụng về tiêu hóa hoặc do những nguyên nhân thông thường khác, không nguy hiểm thì có thể áp dụng những bài thuốc dân gian đơn giản sau đây:
Chữa đau bụng bằng lá ổi
Nếu bạn bị đau bụng kèm với các hiện tượng đi ngoài phân lỏng thì có thể dùng lá ổi để chữa khá hiệu quả.
Cách dùng: Nhai trực tiếp búp ổi non với vài hạt muối. Nếu là nam thì nhai 7 búp ổi, nữ thì nhai 9 búp ổi.
Chữa đau bụng với lá trầu không
Trầu không được dùng trong chữa bệnh đau bụng do đầy hơi, ăn không tiêu rất tốt.
Cách làm: Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai trực tiếp lá trầu không cùng vài hạt muối, cơn đau sẽ giảm và các triệu chứng về tiêu hóa cũng chấm dứt ngay sau ít phút.
Chữa đau bụng với mật ong
Mật ong đặc biệt tốt đối với trường hợp đau bụng do viêm dạ dày.
Cách làm: Khi đau bụng chỉ cần pha 1 - 2 thìa mật ong với nước ấm rồi uống trực tiếp cơn đau sẽ được xoa dịu ngay sau đó.
Đây là những bài thuốc dân gian có tác dụng giảm đau tại chỗ và chữa đau bụng do một số chứng bệnh thông thường. Nếu cơn đau không giảm hoặc nghi ngờ là do những căn bệnh nguy hiểm khác thì ngay lập tức đến các bệnh viện thăm khám để điều phát hiện và điều trị kịp thời.
3. Đau bụng ngang rốn bên phải khi nào thì đi khám bác sĩ?
Như đã nói, đau bụng ngang rốn bên phải có thể là biểu hiện của nhiều triệu chứng khác nhau. Có thể chỉ là dấu hiệu của ngộ độc thông thường, do vận động quá sức hoặc cũng có khi là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
Đối với những trường hợp bạn không biết rõ nguyên nhân thì không nên sử dụng các biện pháp như uống thuốc giảm đau mà cần có sự thăm khám của bác sĩ. Đặc biệt là khi xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Người bệnh bị vàng da, da bị đổi màu.
- Bị sút cân nghiêm trọng.
- Cơn đau dồn dập và liên tục, đau quá sức chịu đựng của bản thân.
- Phân nhạt màu, nước tiểu có màu đậm... là dấu hiệu thường thấy của mật bị tắc nghẽn hay viêm nhiễm.
- Đi tiểu ra máu, đi cầu ra máu hay nôn ra máu.
- Khó thở, hay rùng mình, sốt cao.
- Màng bụng bị kích thích và không thể sờ vào bụng
- Chân tay lạnh, mạch yếu, mặt tái xanh như bị tụt huyết áp.
Hi vọng qua bài viết trên đây, bạn có thể dựa vào những biểu hiện cụ thể kèm theo để nhận biết được hiện tượng đau bụng ngang rốn bên phải là biểu hiện của bệnh gì. Từ đó sẽ tìm hướng xử lý thích hợp nhất.