Dâu tằm vốn là loại cây khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn hay đồi núi. Ở nước ta, hầu như tất cả các bộ phận trên cây dâu tằm đều có thể sử dụng được và có công dụng chữa bệnh rất tốt. Đặc biệt, khả năng đánh bay mùi cơ thể từ lá dâu tằm lại được nhiều người biết đến vô cùng.
Cách làm cũng vô cùng đơn giản. Lấy một nắm lá dâu tằm và một nắm lá rau má, rửa sạch, phơi khô. Sau đó, cho cả 2 loại lá vào ấm trà, đun nước sôi rồi đổ vào hãm, đợi khoảng 5 - 7 phút cho ngấm thì rót ra ly uống. Uống khoảng 5 ngày sẽ bắt đầu có hiệu quả, cơ thể tiết mồ hôi cũng giảm đi đáng. Duy trì thói quen này tầm 10 ngày sẽ không còn nỗi lo mồ hôi tiết ra nhiều và gây mùi cơ thể nữa.
Đây là bài thuốc từ dân gian nên hoàn toàn lành tính, phù hợp với nhiều người mà không hề gây ra tác dụng phụ nào cả. Hơn thế nữa, lá dâu tằm trong Đông y có vị đắng ngọt, tính hàn, ngoài chữa đổ mồ hôi thì nó còn trị được các bệnh khác như cảm lạnh, trị mụn, chống viêm, mắt sưng đỏ, tê bì chân tay,... rất hiệu quả.
Ngoài công dụng chữa ra mồ hôi nhiều thì lá dâu tằm còn có thể chữa một số bệnh khác như:
1. Chữa viêm phế quản, tăng huyết áp
Dùng lá dâu tằm non nấu với ngao, hến, cá diếc làm canh ăn hàng ngày hoặc hãm lá lấy nước uống như trà để giúp ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim.
2. Chữa các chứng viêm, mụn nhọt, vết thương lâu ngày
Lá dâu tằm giã nhỏ rồi đắp cả bã lẫn nước vào vùng bị sưng viêm, chảy mủ, mụn nhọt,... Cách làm này sẽ giúp làm khô vết thương, giải độc, giảm đau nhanh chóng.
3. Giải nhiệt, an thần, mất ngủ, chữa sốt ở trẻ nhỏ
Lấy 10 lá dâu tằm nấu thành nước uống mỗi ngày, kiên trì sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
4. Chữa bệnh trĩ, sa trực tràng, sa dạ con
Lấy 20 lá dâu tằm sắc lên, chờ nước nguội bớt thì lấy rửa búi trĩ, trực tràng, dạ còn, sau đó đẩy chúng lên và lấy băng quấn lại, nằm nghỉ ngơi.
5. Chữa khô mắt
Lá dâu tằm 15g, huyền sân 20g, phổi lợn 250g đêm hầm kỹ, cho gia vị vừa ăn. Dùng trong 5 - 10 ngày là khỏi.