Dâu tằm còn có tên gọi khác là mạy môn, tầm tang,... vốn là loại cây mọc khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở khu vực nông thôn hay đồi núi. Ở nước ta, hầu như tất cả các bộ phận trên cây dâu tằm đều có thể sử dụng được. Ngoài ra, dâu tằm cũng rất nổi tiếng về khả năng chữa đau nhức xương khớp.
Theo đó, thì từ lâu trong dân gian đã nhắc đến vấn đề này. Dâu tằm được ví như một loại thuốc Đông y được sử dụng chữa trị vô số căn bệnh, nhưng hiệu quả nhất là đối với bệnh đau nhức xương khớp.
Công dụng chữa bệnh của cây dâu tằm
- Trong Đông y vỏ rễ cây dâu tằm được gọi là tang bạch và là một vị thuốc có thể dùng từ 6-12g sắc uống mỗi ngày. Điều này rất tốt cho sức khỏe.
- Lá dâu tằm được gọi là tang diệp có thể dùng để uống với liều dùng khoảng 6-18g sắc lấy nước.
- Quả dâu tằm hay còn được gọi là tang thầm, có thể lấy từ 12-30g một ngày dùng làm thức uống giải khát.
- Đồng thời, trên cây dâu tằm thường có cây tầm gửi hay còn được gọi là tang ký sinh. Có thể lấy từ 12-20g sắc uống một ngày.
- Không những thế, tổ bọ ngựa ở trên cây dâu tằm hay được gọi là tang phiêu diêu có thể lấy từ 6-12g sắc uống một ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.
- Đặc biệt, sâu trên cây dâu tằm có thể làm thức ăn hay ngâm rượu đều rất có lợi cho sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh.
Sau đây là một vài bài thuốc từ các bộ phận của cây dâu tằm có thể chữa bệnh và rất tốt cho sức khỏe mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc quý từ lá dâu tằm
- Chữa đau mỏi mắt: có thể dùng lá dâu tươi đem rửa sạch, sau đó giã nát rồi đem đi phơi khô. Khi lá khô thì đem đi đốt thành tro và lấy phần tro này hòa cùng nước sạch rửa mắt đang bị tổn thương. Thường xuyên dùng nước tro lá dâu tằm rửa mắt hàng ngày sẽ tốt cho mắt.
- Trị bệnh cao huyết áp: với bệnh cao huyết áp có thể nấu canh cá diếc với lá dâu tằm. Ăn canh lá dâu tằm cá diếc có thể duy trì ổn định huyết áp rất hiệu quả.
Bài thuốc quý từ quả dâu tằm
Đối với các bộ phận của cây dâu tằm thì quả dâu tằm có lẽ được sử dụng nhiều nhất. Nó không chỉ có thể ăn tươi mà còn chế biến được nhiều món ăn như mứt dâu tằm, siro dâu tằm,... Nhưng nhiều người không biết rằng nó còn có thể chữa được vô số bệnh. Chẳng hạn như các bệnh sau:
- Chữa bệnh tiểu đường: dùng 5g quả dâu đã ép nước, cô khô thành cao uống mỗi ngày 3 lần. Cách này sẽ làm lượng đường huyết trong máu được điều hòa ổn định.
- Chữa đau mỏi lưng: lấy quả dâu tằm đã chín ngâm với rượu trắng, mỗi ngày uống 1 ly rượu dâu tằm nhỏ sẽ giúp chữa đau mỏi lưng rất tốt.
- Giúp tăng cường sức khỏe, dưỡng huyết: có thể dùng quả dâu tằm chín uống với đường hàng ngày. Cách này có tác dụng bổ máu, bồi bổ sức khỏe và giúp tinh thần được tỉnh táo.
- Dưỡng huyết, bồi bổ sức khỏe: quả dâu tằm còn có thể dưỡng huyết, bồi bổ sức khỏe và giúp tinh thần được thoải mái. Có thể dùng quả dâu tằm đã chín đem sắc lấy nước sau hoàn với đường phèn uống hàng ngày. Đồng thời, còn có tác dụng dưỡng khí, đen râu tóc, thanh nhiệt trong những ngày nóng bức.
- Không chỉ thế, khi dùng quả dâu tằm ngâm đường làm siro uống nước hàng ngày có tác dụng làm đẹp da, da hồng hào, ngăn ngừa lão hóa, kinh nguyệt đều, máu huyết lưu thông,...
- Chữa táo bón: khi uống 3 ly nước dâu tằm ngâm đường trong ngày không chỉ có tác dụng thanh nhiệt cơ thể mà còn giúp căn bệnh táo bón chuyển biến tốt hơn.
Bài thuốc quý từ cành và rễ dâu tằm
- Chuẩn bị cành dâu tằm, gốc cùng rễ của cây lá lốt, mắc cỡ đỏ, cỏ xước dùng 16g mỗi vị. Cùng với 12g tang ký sinh, rễ của bưởi bung và thiên nhiên kiện. Những nguyên liệu này sắc kỹ với nước vừa đủ, một thang dùng uống 2 lần, đều đặn trong 7-10 ngày. Với cách dùng này có thể chữa phù thận, bí tiểu, ho có đờm, ho ra máu.
- Vỏ rễ của dâu tằm bạn đem sao vàng hạ thổ, sau đó dùng sắc uống mỗi ngày, trong một thời gian đều đặn chứng đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm.
- Ngoài ra, cây tầm gửi thường sống ký sinh trên cây dâu tằm hay còn được gọi là tang ký sinh, bạn có thể lấy 20g, cùng 8g các loại xuyên khung, tần giao, độc hoạt và phòng phong. 12g mỗi vị đỗ trọng bắc, sinh quy, đương địa. 16g ngưu tất, tam tảo và 4g tế tân. Dùng sắc kỹ và uống mỗi ngày. Với cách này có thể giúp bổ gan thận, điều trị đau nhức xương khớp và thoát vị đĩa đệm.
- Còn tổ bọ ngựa trên cây dâu tằm có thể sao vàng tán nhỏ và uống hàng ngày với nước ấm. Thường dùng cho người bị suy giảm sinh lý, liệt dương.