Dừa là một trong những loại trái cây nổi tiếng của nền nông nghiệp nhiệt đới, rất phổ biến ở Việt Nam và được nhiều người yêu thích. Dừa không chỉ được dùng để làm nước giải khát mà còn được nhiều hộ gia đình sử dụng để làm đồ gia dụng, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, trang trí,…
1. Dừa tươi mang lại lợi ích gì?
Tác dụng của nước dừa với bà bầu:
Bổ sung nước cho cơ thể bà bầu, thúc đẩy tuần hoàn máu, duy trì lượng nước ối và tuần hoàn máu của thai nhi.
Nước dừa giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ và đặc biệt giúp điều chỉnh độ pH. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng phổ biến như:
Mệt mỏi, buồn nôn, ốm nghén, tiêu chảy và nôn mửa.. Nó cũng chứa axit lauric, có tác dụng chống viêm.
Tác dụng của dừa với trẻ nhỏ:
- Đối với trẻ em, sử dụng dừa để giảm táo bón và điều trị đầy hơi, nôn mửa và khó tiêu . Cha mẹ có thể dùng nước dừa để hạ nhiệt rất hiệu quả. Trẻ em nên uống lượng nước vừa phải và không nên pha với các chất lỏng khác trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trước đây, nước dừa là một trong những phương pháp dùng để trị giun sán rất tốt, thông thường mỗi sáng nên cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước dừa tươi và khoảng 15-30ml dầu thầu dầu, dùng nhiều lần sẽ thấy ngay kết quả. .
2. Tác tại khi tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, nước dừa rất giàu chất béo, protein và khoáng chất. Những chất này nếu được tắm trên da thì chỉ có tác dụng dưỡng da và làm sạch khá tốt,hoàn toàn không có khả năng giúp cải thiện màu sắc của làn da.
Nhưng lại không có điểm cộng nếu sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh. Ngược lại các chuyên gia còn khuyến cáo không nên cho trẻ tắm nước dừa. Nguyên nhân là:
Đầu tiên, nước dừa có chứa chất ngọt dễ thu hút kiến hơn, tuy nhiên làn da của trẻ sơ sinh còn quá non và mỏng manh nên việc để nước dừa dính vào da có thể rất nguy hiểm.
Thứ hai, làn da của bé có nhiều kẽ như ở nách, bẹn hay ngón chân,… Nếu các chất dinh dưỡng có trong nước dừa tích tụ lâu ngày sẽ kích hoạt vi khuẩn phát triển gây lở loét, hăm tã trên da bé.
Thứ ba, trên da bé có thể xuất hiện những nốt mụn nhỏ mà bé không để ý, nước dừa nếu tiếp xúc mà không được rửa kỹ có thể gây tổn thương và làm tăng nguy cơ da bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng tăng cao.
3. Cách tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh đúng cách
Nói như vậy không có nghĩa là khẳng định 100% bố mẹ không được cho trẻ sơ sinh tắm nước dừa.
Nếu cha mẹ muốn cho trẻ tắm nước dừa thì cần tuân thủ những nguyên tắc trên để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe và làn da của trẻ:
- Không nên tắm quá thường xuyên cho bé. Nhiều nhất là 1 lần/ tuần
- Đảm bảo cẩn thận từng “ngõ ngách”, không để nước dừa sót lại ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể con.
- Tắm lại sạch sẽ bằng nước đun sôi để nguội với nhiệt độ phù hợp.
4. Vậy tắm cho trẻ sơ sinh vào khung giờ nào tốt nhất?
Trẻ trên 10 ngày tuổi không cần phải tắm hàng ngày, chỉ nên từ 2-3 ngày tắm cho trẻ 1 lần là tốt nhất. Tuy nhiên, khi tắm cho bé, bạn nên thực hiện trong phòng ấm áp, thoáng mát,chuẩn bị sẵn khăn khô mềm để lau người và mặc luôn quần áo cho bé.
Ngoài ra, bạn cần phải tắm bé nhanh. Không tắm bé quá 5 phút để tránh bị cảm lạnh. Nếu muốn tắm cho trẻ vào buổi sáng, bạn nên chọn khoảng thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ và buổi chiều từ 3 giờ đến 4 giờ chiều. Đối với những trẻ thường xuyên tắm rồi mới ngủ đây là cách thư giãn tốt nhất cho cơ thể, giúp trẻ ngủ sâu hơn, tốt cho sự phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao.