Phụ Nữ Sức Khỏe

Con hen suyễn, mẹ tá hỏa khi biết “thủ phạm” nằm ngay trong bếp

Phát hiện của các nhà khoa học cho thấy, bệnh hen suyễn nguy hiểm cho trẻ em có thể xuất phát từ chính "thủ phạm" có ngay trong mỗi gia đình.

Tiến sĩ Jonathan Levy, giáo sư về sức khỏe môi trường tại Đại học Boston mới đây đã đưa ra tuyên bố rằng, bếp gas hoàn toàn có thể gây ra ô nhiễm không khí từ khí nitơ đioxit, gây tổn thương phổi cho con người.

Khí mêtan từ bếp gas có thể khiến con người khó thở và tim đập nhanh (Ảnh minh họa)

Vì sao bếp gas lại nguy hiểm với sức khỏe con người?

Vào năm 2020, một báo cáo từ Viện Rocky Mountain cũng phát hiện ra rằng, các chất độc thải ra từ bếp gas gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, nên đã gọi chúng là “chất ô nhiễm không mùi vô hình”.

Đây không phải là lần duy nhất có báo cáo về ảnh hưởng của bếp gas đối với sức khỏe con người.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Yale vào năm 2013 cũng đã nghiên cứu về vấn đề này. Họ đã chỉ ra rằng, việc gia tăng khí nitơ đioxit sẽ dẫm đến sự gia tăng bệnh hen suyễn và các triệu chứng tương tự ở các hộ gia đình.

Một nghiên cứu khác vào năm 2013 cũng cho thấy, những người sử dụng bếp gas có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn 42% so với thông thường.

Nhiều người hít phải khí độc mỗi ngày nhưng không hề hay biết (Ảnh minh họa)

Được biết, động cơ đốt cháy từ các phương tiện giao thông vốn là thủ phạm lớn nhất gây ô nhiễm ngoài trời. Khí nitơ đioxit lại chính là sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu.

Do vậy, mức độ khí đốt bên trong nhà hoàn toàn có thể vượt quá tiêu chuẩn an toàn ngay cả khi bạn đã sử dụng máy hút mùi và mở cửa sổ.

Bên cạnh đó, kích thước nhà và hệ thống thông gió cũng là những yếu tố quan trọng đối với mức độ nguy hiểm của bếp gas.

Vậy nên, ngay cả khi tắt thì bếp gas vẫn có thể thải ra các hóa chất như metan, có thể gây ra nhịp tim nhanh và khó thở, cùng một số hóa chất khác gây nên các bệnh ung thư.

Hậu quả của việc hít phải khí độc từ bếp gas

“Tiếp xúc với khí nitơ đioxit trong nhà có thể làm bệnh hen suyễn nặng hơn ở trẻ em. Không những vậy, khí này cũng có thể ảnh hưởng đến những người lớn vốn đã bị hen, làm gia tăng cả sự phát triển trầm trọng hơn của bệnh phổi mãn tính và cấp tính”, Levy chia sẻ.

Tiếp xúc với khí nitơ đioxit trong nhà liên tục có thể gây ra bệnh hen suyễn, đó cũng là lý do vì sao việc sử dụng ống hít trong việc cứu hộ trẻ em đang ngày càng gia tăng.

Không chỉ riêng khí nitơ đioxit, mà chất Mêtan được thải ra từ bếp gas cũng gây hại cho cả con người và môi trường. Bên cạnh đó, trong bếp gas cũng chứa benzen, một chất gây ung thư bạch cầu.

Theo đánh giá của ông Levy, có khoảng 5% hộ gia đình bị rò rỉ khí mêtan từ việc sử dụng bếp gas nhưng không hề hay biết bản thân đang bị hít phải những chất độc hại này mỗi ngày.

 

Được biết, tiếp xúc với mêtan có thể gây ra các vấn đề về hô hấp bao gồm khó thở, nhịp tim nhanh, mệt mỏi cũng như các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại khác.

Các nhà khoa học từ lâu cũng đã đã cảnh báo rằng bếp gas không chỉ gây hại cho sức khỏe con người mà khiến làm trái đất nóng lên do khí mêtan mà chúng tạo ra.

Mọi người cũng cần lưu ý rằng, ngay cả khi tắt bếp gas vẫn có thể thải ra các chất hóa học.

Dù rằng thói quen sử dụng bếp gas để nấu ăn của các gia đình đã hình thành từ rất lâu và khó bỏ, tuy nhiên, mọi người nên thay thế bếp gas bằng bếp điện để vừa bảo vệ môi trường, vừa bảo vệ cho sức khỏe bản thân và gia đình.

Theo Trà My (Theo NYPOST)/Gia đình Việt Nam

Tin liên quan

Trẻ bị sốt virus thời điểm giao mùa, khi nào cần đưa đến bệnh viện?

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị nhiễm virus, cha mẹ không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên...

Bé 31 tháng tuổi tím tái, hôn mê sâu sau tiêm loại kháng sinh rất phổ biến

Chỉ ít phút sau khi được chỉ định tiêm kháng sinh amoxicilin, y tá vừa ra khỏi phòng bệnh thì...

Từ vụ sốc phản vệ khi ăn cua biển, chuyên gia chỉ rõ người có dấu hiệu này thèm mấy...

Những bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng các loại thức ăn trước cần phải hết sức thận trọng....

Bệnh từ bữa ăn tối quá muộn

PGS Nguyễn Hoài Nam – Giảng viên trường Đại học Y Dược, TP.HCM, cho biết, tỷ lệ người trẻ đến...

Nhớ 5 nguyên tắc này ung thư gan sẽ tránh xa

Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể cùng một lúc tiếp nhận máu từ 2 nguồn khác nhau:...

Biến thể phụ Omicron BA.5 đang chiếm ưu thế, TP.HCM đối phó thế nào?

Số ca COVID-19 tại TP.HCM đang có xu hướng tăng cao trở lại trong 4 tuần gần đây. Trong đó,...

Hà Nội: Số ca sốt xuất huyết tăng cao, chuyên gia lưu ý nguy cơ biến chứng

Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 16/9, trên...

Tin mới nhất

Bật mí 5 mẹo vặt để có một giấc ngủ bình yên khi người bên cạnh “ngáy”

8 giờ trước

Chẳng cần sắm quần áo mới, chị em vẫn xinh đẹp nhờ 4 tips diện đồ cũ cực hay ho...

8 giờ trước

5 bài tập giảm mỡ đùi và eo tuyệt nhất khi ở nhà, lười biếng nằm trên giường cũng thực...

8 giờ trước

Mẹo chăm sóc da: Cần bổ sung gì trong chế độ ăn uống hàng ngày để có làn da luôn...

8 giờ trước

Viêm khớp nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất?

8 giờ trước

Dương Tử bất ngờ bị hiểu lầm là nữ chính Lâm Giang Tiên vì một sở thích 'kì quặc'?

11 giờ trước

Thương Lan Quyết kết thúc đã lâu, nhân vật 'Ma Tôn' của Vương Hạc Đệ vẫn giữ độ hot trong...

11 giờ trước

Sao nữ 'mê trai' của Vân Chi Vũ ẩn ý chuyện 'săn rồng con' với người yêu, chỉ đăng 3...

11 giờ trước

Độ nhạy thị giác giúp phát hiện sớm sự sụt giảm trí nhớ

11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình