Tình trạng trẻ nhỏ nuốt phải dị vật không phải là hiếm do bản tính của trẻ con rất tò mò và ham khám phá thế giới. Tuy nhiên lại còn hạn chế về nhận thức, thiếu ý thức về những nguy hiểm tiềm ẩn trong cuộc sống, nên trẻ rất dễ gặp tai nạn vì sự tò mò này.
Bà mẹ trẻ Tiểu Phương vô tình phát hiện chiếc đồng hồ trẻ em mua cho con không chạy, nên đã tháo viên pin cúc áo trong chiếc đồng hồ ra. Đúng lúc cô muốn thay pin thì có điện thoại gọi đến. Vì vậy, Tiểu Phương chạy đi nghe điện thoại, nhưng không để ý đến cô con gái 3 tuổi đang chơi ngay bên cạnh.
Sau khi cúp điện thoại, mẹ phát hiện cục pin mình vừa lấy ra bị thiếu nên đã vội vàng tìm kiếm, nhưng tìm mãi không thấy. Vì sợ đứa trẻ có thể nuốt nhầm pin cúc áo nên Tiểu Phương càng lo lắng hơn. Vì vậy, cô nhanh chóng gọi chồng mình đang làm việc trong phòng sách, và cả 2 cùng nhau tìm kiếm, nhưng lần này cả 2 người vẫn không tìm thấy cục pin, chồng của cô nghi ngờ rằng viên pin cúc áo đã bị con nuốt nhầm.
Anh chồng đã bảo Tiểu Phương vào bếp lấy mật ong, mặc dù Tiểu Phương không biết điều đó có tác dụng gì nhưng cô vẫn làm theo. Sau đó cô thấy chồng mình cho con gái nuốt vài ngụm mật ong rồi hai vợ chồng vội vã đưa con đến bệnh viện.
Sau khi thăm khám, bác sĩ xác định cháu bé đã nuốt nhầm pin cúc áo. Biết rằng cha mẹ đã cho đứa trẻ uống trước vài ngụm mật ong, bác sĩ liên tục gật đầu và khen việc làm của người bố rất sáng suốt.
Sau đó viên pin cúc áo đứa trẻ nuốt đã được bác sĩ gắp ra ngoài một cách thuận lợi. Bác sĩ cho biết: "Pin cúc áo có tính kiềm, nếu trẻ nuốt phải và không được xử lý kịp thời, nó có khả năng ăn mòn dạ dày của trẻ và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Và việc cho trẻ ăn mật ong có tác dụng bảo vệ đường ruột và dạ dày của trẻ, mật ong có tính axit đồng thời có thể tổng hợp một phần kiềm của pin cúc áo, có tác dụng bảo vệ toàn diện hơn".
Không ngờ chỉ một thao tác nhỏ là cho con uống 1 ít mật ong trước khi đi cấp cứu lại có công dụng tốt đến vậy.
Những điều bố mẹ nên lưu ý để giảm thiểu yếu tố gây rủi ro cho trẻ
1. Bảo quản tốt vật nguy hiểm
Ví dụ như những chiếc cúc áo nhỏ, những chiếc kẹp giấy sắc nhọn… thường dùng trong cuộc sống hàng ngày nhưng có thể gây nguy hiểm cho trẻ thì cha mẹ phải cất giữ cẩn thận và cố gắng để xa tầm tay của trẻ.
2. Nâng cao nhận thức về an toàn cho trẻ em
Khi nhận thức của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện thì việc trau dồi ý thức về an toàn càng được các bậc phụ huynh đặc biệt quan tâm. Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể nói với con cái về những nguy cơ tiềm ẩn bằng những chi tiết cụ thể, để trẻ tiếp thu những kiến thức an toàn, bảo vệ cơ thể.
3. Đặt ra các quy tắc cho trẻ
Khi trẻ thực hiện một số hành động nguy hiểm trong cuộc sống, cha mẹ cần trừng phạt trẻ thích đáng để trẻ nhận ra những "hành động vô ý" mà mình đã làm là sai. Thiết lập các quy tắc "an toàn" cho trẻ càng sớm càng tốt có thể giúp trẻ tránh được những tai nạn và rủi ro trong cuộc sống.