Một cô bé 2 tuổi đáng ra phải được vui chơi cùng bạn bè nhưng T.H lại quen thuộc với phòng khám của Khoa Huyết học của Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em Ninh Ba.
Cô bé T.H được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu (ung thư máu) vào sinh nhật thứ 2 năm ngoái. Lúc đó, bố mẹ T.H luôn thắc mắc, con gái mình còn nhỏ như vậy sao lại có thể bị mắc căn bệnh khủng khiếp như vậy?
Theo lời của mẹ bé thì "Lúc đó, cháu hay bị cảm, kèm theo sốt nhẹ, tinh thần không được thoải mái. Hai chúng tôi quyết định đưa con đi khám nhưng kết quả chẩn đoán là con gái chúng tôi bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Ngày đó cháu mới hai tuổi". Bác sĩ nói T.H cần phải làm các hóa trị lớn, nhỏ, toàn bộ thời gian điều trị mất 24 -30 tháng.
Không chỉ riêng T.H mà tại nơi bé đang điều trị có 14 trẻ mắc bệnh bạch cầu, cháu bé lớn nhất mới 13 tuổi. Bệnh bạch cầu ở trẻ em đang đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.
Mỗi năm ở Trung Quốc có hơn 30.000 trẻ em được chẩn đoán mắc các khối u ác tính, trong đó bệnh bạch cầu là phổ biến nhất. Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em dưới 10 tuổi là từ 3/100.000 đến 4/100.000 và bệnh bạch cầu cấp tính chiếm 90 đến 95%.
Nguyên nhân khiến trẻ em mắc bệnh bạch cầu?
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh bạch cầu ở trẻ em như:
- Rối loạn di truyền như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Down, hoặc hội chứng Klinefelter
- Vấn đề hệ thống miễn dịch do di truyền như mất điều hòa giãn mao mạch
- Có anh chị em bị bệnh bạch cầu, đặc biệt là một đôi song sinh cùng trứng
- Có lịch sử tiếp xúc với nồng độ bức xạ cao, hóa trị liệu hoặc các hóa chất như benzen (một dung môi)
- Có lịch sử hệ miễn dịch bị ức chế như cấy ghép cơ quan
4 triệu chứng không thể bỏ qua để phát hiện bệnh bạch cầu
1. Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, suy nhược, ớn lạnh, chóng mặt, khó thở và da xanh xao, đó là các triệu chứng do thiếu máu.
2. Trẻ sốt kéo dài, dùng thuốc không đỡ. Đây là một cơn sốt do nhiễm trùng bạch cầu bình thường. Các bệnh nhiễm trùng thông thường bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng niêm mạc miệng và nhiễm trùng đường tiêu hóa.
3. Ít tiểu cầu có thể gây bầm tím trên da của trẻ, hoặc chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng và các dấu hiệu chảy máu khác.
4. Xâm nhập tế bào bệnh bạch cầu có thể gây nổi hạch, gan lách to, đau xương khớp, ho hoặc khó thở, hội chứng SVC, nhức đầu, động kinh, nôn mửa,…
Tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu ở trẻ em cao, nguyên nhân chủ yếu là do sự “bất cẩn” của cha mẹ và không tự bảo vệ hàng ngày. Muốn con tránh xa căn bệnh bạch cầu, bạn cần chú ý:
1. Tránh xa bức xạ: Bức xạ trong cuộc sống tốt nhất nên tránh xa trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chẳng hạn như kiểm tra CT và X-quang không thiết yếu, các sản phẩm điện tử của trẻ em không đạt tiêu chuẩn.
2. Tránh xa "khí độc": Trang trí nhà cửa đơn giản, nhà mới thông gió khoảng 2 tháng trước khi dọn vào ở. Nếu cần, có thể dùng quạt công nghiệp công suất lớn để tăng cường thông gió; hạn chế tối đa cho trẻ tiếp xúc với quần áo, khăn giấy không đạt chất lượng vì có thể là yếu tố gây bệnh.
3. Đi khám bệnh kịp thời: Ngay cả khi trẻ thỉnh thoảng bị ốm vặt cũng nên sử dụng thuốc một cách khoa học dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên cho trẻ dùng tùy tiện.
4. Tăng cường vận động: Đưa trẻ đến công viên, không gian xanh, có không khí trong lành, tập thể dục ngoài trời để tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm.