Phụ Nữ Sức Khỏe

Có xét nghiệm nào giúp phát hiện sớm đột quỵ không?

Đột quỵ dường như xuất hiện đột ngột, nhưng hầu hết chúng xảy ra do tổn thương mạch máu kéo dài nhiều năm và sự phát triển của mảng bám làm tắc nghẽn động mạch.

Vậy có xét nghiệm nào giúp cảnh báo sớm đột quỵ không?

Theo Trường Y Harvard (Mỹ), câu trả lời là "có và không". Một xét nghiệm gọi là siêu âm động mạch cảnh có thể phát hiện sự tích tụ mảng bám trong động mạch cảnh ở cổ. Những động mạch này cung cấp máu cho não. 

Đây là một kỹ thuật siêu âm không xâm lấn sử dụng sóng âm thanh tần số cao, nhanh chóng, an toàn và không có bất kỳ nguy cơ gây hại tức thời nào. Nó đặc biệt có ý nghĩa đối với những người đang bị choáng váng, mất trí nhớ hoặc có các dấu hiệu cảnh báo về một cơn đột quỵ nhỏ.

Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn (Ảnh minh họa: Health).

Việc siêu âm động mạch cảnh cũng có ý nghĩa đối với bất kỳ ai được bác sĩ nghe thấy âm thanh bất thường như tiếng vù vù gọi là có tiếng thổi khi nghe qua ống nghe được áp vào động mạch cảnh. 

Đây cũng là một kỹ thuật được chỉ định khi một người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, chẳng hạn như từng có cơn đột quỵ nhỏ, huyết áp cao, cholesterol cao hoặc tiểu đường. Nhưng siêu âm động mạch cảnh không phải là ý tưởng hay đối với những người khỏe mạnh có nguy cơ đột quỵ ở mức trung bình.

Nhóm chuyên trách các dịch vụ dự phòng Mỹ không khuyến khích siêu âm định kỳ động mạch cảnh. Chỉ có khoảng 1% dân số nói chung bị hẹp đáng kể các động mạch này. Và ít hơn 10% số ca đột quỵ lần đầu có liên quan đến những điểm thu hẹp như vậy. 

Ngoài ra, cứ 100 lần siêu âm thì có khoảng 8 trường hợp cho kết quả dương tính giả, kết quả cho thấy có sự thu hẹp đáng kể nhưng thực tế không có. Kết quả dương tính giả dẫn đến các xét nghiệm không cần thiết và có thể là điều trị không cần thiết.

Bất cứ ai cũng có thể bị đột quỵ, một số người có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn những người khác. Điều quan trọng là phải biết liệu bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao hơn hay không để nhận thức sớm các dấu hiệu cảnh báo. 

Theo bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), các dấu hiệu giúp nhận biết đột quỵ não gồm:

- Tê, yếu hoặc liệt hoàn toàn tay chân một bên cơ thể, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác nặng, mỏi…

- Liệt một bên mặt, méo miệng.

- Xuất hiện những thay đổi về tri giác như lừ đừ, lơ mơ hay thậm chí hôn mê.

- Thay đổi dáng đi, mất đồng bộ và khả năng phối hợp vận động.

- Rối loạn giọng nói, nói khó hoặc nặng hơn là không thể nói chuyện được.

- Chóng mặt, choáng váng, xây xẩm hoặc có thể ngất xỉu.

- Một số trường hợp có thể bị đau đầu nhẹ.

- Rối loạn trí nhớ, quên thoáng qua.

- Co giật.

Càng sớm nhận ra dấu hiệu đột quỵ và điều trị kịp thời càng tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh cũng như hạn chế được các biến chứng nặng. 

Các dấu hiệu của đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ không có thời gian để hành động. Một số người sẽ gặp các triệu chứng như đau đầu, tê hoặc ngứa ran vài ngày trước khi bị đột quỵ nghiêm trọng.

Một nghiên cứu cho thấy 43% bệnh nhân đột quỵ trải qua các triệu chứng đột quỵ nhẹ khoảng một tuần trước khi họ bị đột quỵ nặng. Nếu bạn lưu ý đến những triệu chứng này và tìm kiếm sự giúp đỡ ngay cả khi chúng biến mất thì cơ hội phục hồi của bạn sẽ cao hơn nhiều. Đừng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm.

Bạn sẽ không phản ứng thái quá nếu có sự thay đổi khi bạn bị cơn đột quỵ nhẹ. Bạn hãy đến bệnh viện ngay lập tức vì cơn đột quỵ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra trong vài giờ hoặc vài ngày.

Bên cạnh đó, để dự phòng bệnh chúng ta cần xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế bia rượu, không hút thuốc, hạn chế chất béo bão hòa, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch…

Theo Hà An/Dân Trí

Tin liên quan

Cẩn trọng biến chứng viêm phổi khi chuyển mùa

Thời tiết chuyển mùa, người nhập viện vì viêm phổi gia tăng, trong đó nhiều ca bệnh không được phát...

Người đàn ông 42 tuổi phát hiện mắc ung thư chỉ vài tuần sau khi có dấu hiệu này

Nhiều bệnh ung thư chỉ xuất hiện dấu hiệu khi bệnh đã vào giai đoạn muộn và ung thư tuyến...

Đã ghi nhận hơn 100.000 ca tay chân miệng, cần chú ý dấu hiệu bệnh trở nặng

Tích lũy từ đầu năm đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 100.210 trường hợp mắc tay chân miệng;...

Ung thư phổi sau khi hút thuốc lào gần 30 năm

Ho khan, đau ngực, khi đi khám, người đàn ông được chẩn đoán ung thư phổi. Được biết, ông đã...

5 vị trí đau đầu ngầm cảnh báo bệnh cực kỳ nguy hiểm, không nên coi thường, cần gặp bác...

Theo chuyên gia, cơn đau đầu sẽ bắt đầu giảm dần trong vòng sáu giờ và nếu không thuyên giảm...

Nghiên cứu mới: Chứng mất trí nhớ khi về già ở bệnh nhân tăng động giảm chú ý cao gấp...

Một nghiên cứu cho thấy khi về già những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)...

Căn bệnh ung thư nguy hiểm, người mắc có thể chỉ sống được 2 tháng

Ung thư phổi tế bào nhỏ có tiên lượng rất xấu, di căn nhanh. Nếu không điều trị thời gian...

Tin mới nhất

Giấu 4 điều này đừng để con cái biết, cuộc sống sau khi nghỉ hưu sẽ ngày một tốt đẹp

6 giờ trước

Phương Oanh dưỡng thai kiểu 'hào môn' vẫn không tránh khỏi cảnh 'phá dáng', mặt nở, bụng lớn, muốn làm...

6 giờ trước

Cho trẻ học bơi ở độ tuổi nào?

8 giờ trước

Con gái MC Diệp Chi sở hữu nét tướng phú quý trên gương mặt, 13 tuổi 'trổ nét' thiếu nữ,...

1 ngày 5 giờ trước

Cách giúp con thông minh vượt trội của 3 nước xếp top đầu những quốc gia nuôi dạy con tốt...

1 ngày 10 giờ trước

Con đi nhà trẻ về nói "không tiểu được", mẹ òa khóc lúc thay quần cho bé

1 ngày 10 giờ trước

Nhau tiền đạo là gì, tại sao lại nguy hiểm tính mạng sản phụ?

1 ngày 10 giờ trước

Mẹ không điều trị đái tháo đường, thai nhi chết lưu

1 ngày 10 giờ trước

Căn bệnh trẻ nhỏ hễ mắc là phải nhập viện, bác sĩ cảnh báo thói quen dùng điều hòa bố...

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình