Phụ Nữ Sức Khỏe

Có bao nhiêu loại bệnh sốt ở trẻ em? Hướng dẫn cách nhận biết sớm nhất

Hầu hết trẻ em đều có thể bị sốt trong thời thơ ấu. Về bản chất, sốt là cách cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Có những trường hợp trẻ bị bệnh nhẹ nhưng sốt cao hoặc ngược lại.

Đa số trẻ bị sốt và có thể trở lại bình thường trong vài ngày. Nhưng nếu trẻ có những biểu hiện khác thì cha mẹ cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ để được điều trị thích hợp. Vậy có bao nhiêu loại bệnh sốt ở trẻ em? Có cách nào giúp phụ huynh nhận biết sớm không?

Phân loại bệnh sốt ở trẻ em

1. Phân loại theo nguyên nhân gây sốt

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Điều quan trọng mà phụ huynh cần nhớ chính là sốt không phải là bệnh, đây là dấu hiệu của các vấn đề liên quan như:

- Nhiễm trùng

Hầu hết các cơn sốt của trẻ là do nhiễm trùng hoặc do bệnh lý. Sốt giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng bằng cách kích thích giải phóng cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ miễn dịch.

Nhiễm trùng có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Sốt do virus thường là sốt siêu vi. Mỗi một loại virus khác nhau có thể gây ra một đến một vài dấu hiệu tương đồng, chính vì thế nếu chỉ dựa vào sốt thì khó có thể kết luận chính xác loại virus mà trẻ đang nhiễm là gì.

Có nhiều cách phân loại bệnh sốt ở trẻ (Ảnh: Internet)

Sốt do vi khuẩn thường hiếm xảy ra hơn so với sốt virus. Khi trẻ bị sốt do vi khuẩn sẽ tăng thân nhiệt từ từ kèm theo đó là biểu hiện nhiễm trùng.

- Mặc quá nhiều quần áo

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ nhũ nhi có thể bị sốt nếu mặc quần áo quá nhiều và quá chặt; đặc biệt là khi trẻ ở trong môi trường nóng bức. Nguyên nhân là trẻ càng nhỏ thì càng khó tự điều chỉnh thân nhiệt.

Nhưng do sốt ở trẻ sơ sinh cũng có thể là biểu hiện của nhiễm trùng nghiêm trọng nên ngay cả khi trẻ bị sốt do mặc nhiều quần áo thì phụ huynh cũng nên thận trọng và cho trẻ thăm khám bác sĩ.

- Chủng ngừa

Ở trẻ tiêm phòng vaccine đôi khi sẽ bị sốt nhẹ, đây là phản ứng cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt. Phụ huynh cần chú ý, nếu như sốt ở trẻ không giảm sau 2 ngày thì cần tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt.

Ở trẻ tiêm phòng vaccine đôi khi sẽ bị sốt nhẹ, đây là phản ứng cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang hoạt động tốt (Ảnh: Internet)

Cha mẹ cũng cần kiểm tra thân nhiệt trẻ 2 - 3 giờ một lần hoặc 15 - 30 phút một lần nếu như trẻ sốt trên 38oC.

Ngoài ra cha mẹ cũng cần nhớ, mọc răng có thể khiến thân nhiệt trẻ tăng nhẹ nhưng đó không phải là nguyên nhân nếu như nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 37,8oC.

2. Phân loại theo diễn biến cơn sốt

- Sốt cấp tính

Sốt cấp tính là cơn sốt xuất hiện một cách đột ngột. Sốt cấp tính thường kéo dài khoảng 3 ngày và hiếm có trường hợp sốt kéo dài nhiều hơn 1 tuần.

Đặc biệt, nếu cơn sốt kéo dài trên 2 ngày và có biểu hiện xuất huyết kèm theo thì cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức bởi đây có thể là dấu hiệu của sốt xuất huyết.

- Sốt kéo dài

Khác với sốt cấp tính, sốt kéo dài ở trẻ có thể trên 1 tuần và trẻ phải nhập viện để theo dõi. Sốt kéo dài có thể đứt quãng, xen kẽ giữa những ngày bình thường và ngày sốt.

Khi nào sốt là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng?

Ở trẻ khỏe mạnh thì không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị. Tuy nhiên việc sốt cao có thể khiến trẻ bị khó chịu và khiến nhiều vấn đề sức khỏe liên quan trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mất nước.

Nếu trẻ có các biểu hiện sau, cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế:

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt

- Trẻ sốt kèm theo mệt, ngủ li bì bất thường

- Da, môi, lưỡi, móng tay có màu tái xanh

- Các chi lạnh

- Trẻ mê man, khóc liên tục

- Khó thở, thở dồn dập, phập phồng lồng ngực

- Trẻ nôn mửa nhiều lần

Trẻ có thể gặp nhiều triệu chứng kèm theo sốt, cha mẹ cần đặc biệt chú ý (Ảnh: Internet)

- Xuất hiện phát ban, đốm tím trên da

- Có bất kì một dấu hiệu mất nước nào (tiểu ít, khô mắt, kém tỉnh táo, tay chân kém linh hoạt)

- Đau khi đi tiểu

- Nhức đầu dữ dội

- Liên tục cúi người về phía trước kèm theo chảy dãi

- Đau bụng từ trung bình tới nặng

- Co giật

- Cứng cổ.

Để trẻ cảm thấy thoải mái hơn, cha mẹ có thể cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ bởi việc mặc quần áo quá dày hoặc ủ quá ấm chỉ khiến cơ thể trẻ không những không thể thoát nhiệt mà mồ hôi có thể thấm ngược trở lại.

Ngoài ra, cần cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để chống mất nước. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Cần đảm bảo cho trẻ được nghỉ ngơi đầy đủ. Nếu trẻ đang đi học, hãy cho bé nghỉ để tránh lây nhiễm tới các bạn xung quanh. Thuốc uống có thể là một lựa chọn, tuy nhiên, một lần nữa nhấn mạnh rằng, không phải tất cả các cơn sốt đều cần được điều trị.

Theo Allen/phapluat.suckhoedoisong.vn

Tin liên quan

Những di chứng hậu COVID-19 ở trẻ em và cách phòng tránh

Hậu COVID-19 (COVID kéo dài) là một thuật ngữ chung bao hàm các triệu chứng sức khỏe thể chất và...

Giúp mẹ thoát khỏi nỗi khổ tắc tia sữa

Tắc tia sữa (tắc tuyến sữa) bản chất là tình trạng ứ đọng sau khi sữa được sản xuất ra...

Chăm con F0, mẹ nào cũng làm 2 việc này, tưởng tốt hóa có thể mang họa cho trẻ

Con húng hắng ho là mẹ vội vàng cho sử dụng kháng sinh, hay sợ con ốm mệt nên bổ...

Cha mẹ nghiêm khắc và ít thể hiện tình cảm có thể khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối...

Có phải bạn nghiêm khắc với con mình vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất để chúng có kỷ...

Trẻ kém thông minh thường có 4 thói quen tai hại này, cha mẹ tinh ý phát hiện phải sửa...

Thông qua những thói quen hàng ngày cũng phần nào nói lên được một đứa trẻ có thông minh hay...

4 loại sinh tố thơm ngon bổ dưỡng, có tác dụng chống viêm và tăng cường sức đề kháng mà...

Trong thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến trẻ dễ bị bệnh. Do đó,...

3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng dậy thì sớm ở trẻ em và những hậu quả khó tránh khỏi

Dậy thì sớm ở trẻ đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm… vì nhiều trường hợp dậy...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

2 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

2 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

2 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình