Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia nêu lý do số ca sốt xuất huyết gia tăng

Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành khác trên cả nước đang có số ca sốt xuất huyết cao. Nguyên nhân do đâu?

Theo tổng hợp báo cáo của các địa phương, tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 303.637 ca mắc sốt xuất huyết, 112 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (62.106/24) số mắc tăng 4,9 lần, tử vong tăng 88 trường hợp.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm đến ngày 18/11/2022, toàn thành phố ghi nhận 13.437 ca mắc sốt xuất huyết, số ca mắc tăng 4,1 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, từ tuần 40 (từ 3/10-9/10) ghi nhận số ca mắc cao trên 1.000 ca/tuần, cao hơn nhiều so với năm 2021 và trung bình 3 năm 2019 – 2021.

Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc quản lý điều hành CDC Hà Nội nhận định, trong thời gian tới, dịch bệnh sốt xuất huyết vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường nên việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch là hết sức quan trọng. Tại một số quận, huyện vẫn còn ổ dịch sốt xuất huyết diễn biến kéo dài, nguyên nhân là do công tác phát hiện bệnh nhân muộn, bỏ sót bệnh nhân, xử lý ổ dịch vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Lý giải về việc số ca sốt xuất huyết tại Hà Nội và một số địa phương gia tăng, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội, cho biết lúc này nhiệt độ tại nước ta không quá nóng. Đây là điều kiện cho muỗi phát triển thuận lợi vì thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh thì muỗi không sinh sản được nhiều.

Hiện nay có 2 loài muỗi sốt xuất huyết thuộc họ chi Aedes gồm: Aedes albopictus và Aedes aegypti - đây là tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết.

"Biểu hiện của sốt xuất huyết thường sốt cao, nặng là xuất huyết, đặc biệt là xuất huyết nội tạng (như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu là những trường hợp nặng cần phải vào bệnh viện), tụt huyết áp. Điều quan trọng nhất là khi bị sốt phải nghĩ ngay đến là bị sốt xuất huyết vì hiện nay đang có dịch", ông Hùng phân tích.

Ngoài ra theo ông Hùng, cần phải kiểm soát được nhiệt độ cơ thể để tránh trường hợp sốt quá cao. Vì khi sốt thường sẽ mất nước, điện giải nên người bệnh cần thường xuyên bù nước điện giải, đặc biệt là dung dịch oresol. Với những trường hợp không uống được hoặc sốt cao quá thì có thể phải truyền dịch, nhưng uống được nước vẫn là tốt nhất.

Vị chuyên gia lưu ý người bệnh nên bổ sung nước hoa quả như dừa, cam, tăng vitamin, đặc biệt vitamin C. Với trẻ nhỏ sốt cao, không uống được nước, mệt li bì thì phải đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi, điều trị kịp thời.

Hiện nhiều người truyền tai nhau thông tin "bị sốt xuất huyết nên ăn thịt bò, thịt gà để tăng tiểu cầu", ông Hùng cho rằng hiện chưa có bằng chứng khoa học chứng minh.

"Quan trọng khi bị sốt xuất huyết là phải bù được nước, điện giải và theo dõi sát giai đoạn từ ngày thứ 4-5 trở đi khi hết sốt, cần theo dõi huyết áp và tình trạng xuất huyết", ông Hùng lưu ý.

Để phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả, Phó Giám đốc quản lý điều hành CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo các địa phương cần tăng cường công tác vệ sinh môi trường tại khu vực nguy cơ, khu vực ổ dịch "làm đến đâu sạch đến đó" thì mới đạt hiệu quả cao. Lưu ý, trước khi phun hóa chất phải xử lý ổ dịch, vệ sinh môi trường thì việc phun hóa chất mới tăng hiệu quả diệt muỗi.

Theo Lê Liên/Tổ Quốc

Tin liên quan

Hàng trăm học sinh Ischool Nha Trang nhập viện ‘khả năng do nhiễm khuẩn Salmonella’

Hàng trăm học sinh Ischool Nha Trang nhập viện ‘khả năng do nhiễm khuẩn Salmonella’

Hoại tử, thủng 10cm giữa bụng vì hút mỡ

Vì tự ti vòng 2 có nhiều mỡ thừa sau sinh, chị N.T.L (Hà Nội) đã chọn hút mỡ ở...

Bắc Kinh ghi nhận ca tử vong, đóng cửa nhiều trường học vì Covid-19

Trung Quốc ghi nhận 3 ca tử vong vì Covid-19 tại thủ đô Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Đây...

Ăn no chớ vội làm ngay 5 điều này: Dạ dày 'kêu cứu', đường tiêu hóa 'gặp nguy', cẩn thận...

Để tránh bị đau dạ dày hay làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, bạn cần...

Uống nhầm thuốc cai nghiện ma túy, bé trai 7 tuổi khó thở, nguy kịch

Tưởng thuốc của người cậu mang về để cai nghiện là nước ngọt, bé trai 7 tuổi đã lấy uống...

'Phù phép' nội tạng động vật bẩn thành món ăn đặc sản quen thuộc, khối người ‘xanh mặt’ vì ngộ...

Trong những bữa tiệc cuối năm, các món ăn làm từ nội tạng động vật luôn được nhiều người ưa...

Hai người đàn ông trẻ tuổi ở Hà Nội tử vong vì sốt xuất huyết

Hai người đàn ông ở Hà Nội được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ở ngày thứ...

Tin mới nhất

Trứng luộc hay trứng chần bổ dưỡng hơn? Trứng "đại kỵ" với 4 thực phẩm này, tránh kết hợp để...

9 giờ trước

Sao nhí quốc dân dậy thì xuất sắc, khoe nhan sắc xinh đẹp cùng đôi chân cực phẩm, vạn người...

10 giờ trước

Loạt ảnh cũ chứng minh danh xưng 'đệ nhất mỹ nữ Bắc Kinh' của Cảnh Điềm, đến cả cảnh khóc...

10 giờ trước

Hồ Bích Trâm thông báo chính thức săn 'rồng vàng' thành công

10 giờ trước

Lâm Khánh Chi thừa nhận gặp khó khăn sau khi bị lừa 3 tỷ đồng: 'Tôi bị lừa sạch, giờ...

10 giờ trước

'Phu - phụ' Trần Kiến Bân - Tưởng Cần Cần đại náo phòng vé, cùng 'con trai cưng' Ngô Lỗi...

10 giờ trước

Chuyên gia da liễu tiết lộ chế độ ăn trong một ngày giúp làn da đẹp và khỏe mạnh

10 giờ trước

Bố Hoa hậu Ý Nhi lên tiếng phản hồi việc con gái bí mật kết hôn

15 giờ trước

Nhan sắc Lâm Tâm Như ở tuổi U50 'gây bão' khắp cõi mạng, dân tình quay ra ngán ngẩm Hoắc...

15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình