Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuyên gia mách chị em cách tăng cân an toàn theo từng thể trạng mẹ bầu trong thai kỳ

Lên kế hoạch sinh em bé đồng nghĩa với việc bạn chấp nhận việc cơ thể phải tăng cân ở mức độ nhất định để đảm bảo sức khỏe và nguồn dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi. Vậy bạn đã biết cơ thể mình tăng bao nhiêu cân là thích hợp khi mang thai?

Việc tăng cân trong thời kỳ mang thai là cần thiết cho sự phát triển ổn định của mẹ và thai nhi.

Tăng cân đúng và hợp lí sẽ hỗ trợ cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tăng cân lành mạnh trong thai kỳ còn phòng ngừa nguy cơ xảy ra các vấn đề bệnh lí như cao huyết áp, đái tháo đường thai kỳ. Sự tăng cân quá mức hoặc tình trạng thiếu cân của thai phụ đều gia tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai. 

Tăng cân lành mạnh sẽ giúp mẹ và bé có nền tảng sức khỏe tốt, phòng tránh các bệnh thường gặp trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh) cho biết: "Hiện tại, hướng dẫn thực hành tăng cân cho phụ nữ mang thai theo chỉ số khối BMI sẽ giúp những thai phụ có được mục tiêu tăng cân an toàn.

Chỉ số khối BMI phản ánh mức độ thừa cân béo phì theo chiều cao và khối lượng hiện thời của thai phụ".

Theo đó, để có thể tăng cân một cách lành mạnh trong thai kỳ, bà bầu có thể dựa vào chỉ số khối BMI.  

Cách tính chỉ số khối BMI

Để tính chỉ số khối BMI, bà bầu có thể áp dụng công thức:

Chỉ số khối BMI (kg/m2) = Khối lượng lúc cân hiện tại (kg)/chiều cao x chiều cao (m) 

Bà bầu có thể dễ dàng tính được chỉ số khối BMI của cơ thể theo công thức sẵn có - Ảnh minh họa: Internet

Ví dụ: Ở tuần thứ hai thai kỳ, bà bầu cân nặng 63kg, chiều cao 1,6m. Chỉ số khối BMI của bà bầu sẽ là: 63/(1.6x1.6) = 24 kg/m2

Cách tăng cân an toàn theo chỉ số khối BMI

Dựa vào kết quả tính chỉ số BMI, bạn có thể dự kiến mức cân nặng tăng lên phù hợp trong thai kỳ:

Đối với bà bầu có thể trạng nhẹ cân (BMI <18.5): Tổng số cân nặng cần tăng trong thai kỳ dao động từ 12.5 - 18 kg.

Bà bầu có thể trạng bình thường (18.5 < BMI < 24.9): Nên tăng từ 11.5 - 16kg

Bà bầu bị thừa cân (25 < BMI < 29.9): Số cân nặng trong thai kỳ chỉ nên tăng dao động ở mức 7 - 11.5kg.

Bà bầu bị thừa cân nhiều (BMI ≥ 30): Chỉ nên tăng từ 5 - 9kg trong thai kỳ. 

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, hướng dẫn tăng cân trong thai kỳ đưa ra ở mức trung bình mong đợi đạt được. Tùy vào thể trạng phát triển của từng mẹ bầu và thai nhi mà mức tăng cân sẽ chênh lệch trong khoảng ước lượng. 

Nếu khó khăn trong vấn đề cân nặng hoặc lên kế hoạch tăng cân khi mang thai, bà bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa khi đến thăm khám.

Các mốc cân nặng cần tăng theo thể trạng bà bầu - Ảnh: Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh

Bà bầu không nhất thiết phải đạt mục tiêu cân nặng ngay khi bắt đầu mang thai. Bà bầu nên tăng cân từ từ trong thời điểm từ 0 - tuần thứ 20. Sau tuần thai thứ 20, cân nặng bà bầu nên đạt được ở mức 60 - 70% cân nặng mục tiêu. 

Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh thông tin bà bầu không nên lo lắng nếu việc tăng cân chậm. Có thể bà bầu gặp vấn đề trong việc phối hợp các nhóm dinh dưỡng.

Trường hợp tăng cân chậm sau 11 tuần mang thai, bà bầu nên đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Tuệ Lâm

Tin liên quan

Bà bầu bị sốt có gây hại cho thai nhi không?

Nhiệt độ cơ thể trung bình của bà bầu (đo tại miệng) là 36 - 37 độ C. Nhưng khi...

Bà bầu đi viếng đám tang nên và không nên làm gì?

Cơ thể nhạy cảm của bà bầu trong thai kỳ cần được chăm sóc đặc biệt. Nếu tham dự tang...

Cách dùng que thử thai

Cầm que thử sao cho mũi tên hướng xuống dưới, không cắm que thử thai quá sâu vào cốc nước...

Bí quyết giúp sinh con thông minh, nhanh nhẹn, học một biết mười mẹ bầu nào cũng cần nắm rõ

Khi mang bầu, mẹ hãy chăm thực hiện các việc dưới đây để giúp bé thông minh, nhanh nhẹn.

7 'siêu thực phẩm' tốt cho mẹ và bé trong thai kỳ

Khi bạn mang thai, một trong các việc đầu tiên bạn nghiên cứu là “các thực phẩm cần tránh”.Bên cạnh...

4 tác dụng không ngờ của thuốc tránh thai trong ngày “ấy”

Thuốc tránh thai tưởng chừng chỉ là một sản phẩm giúp ngăn chặn khả năng có thai ngoài ý muốn...

Cẩn trọng với bệnh lao ở phụ nữ mang thai

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm và đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai - đối tượng...

Tin mới nhất

Thực hiện những mẹo này để ngừng tiêu thụ đồ ăn vặt

10 giờ trước

Đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

11 giờ trước

Ăn trước 7 giờ tối có thể giúp bạn giảm cân ra sao?

11 giờ trước

Loại trái cây tốt nhất nên ăn sau khi tập luyện để phục hồi cơ bắp

11 giờ trước

Lợi ích sức khỏe của việc uống nước gừng mỗi ngày

11 giờ trước

Uống trà xanh mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?

11 giờ trước

Muốn giảm cân nên ăn những loại rau quả và trái cây này

12 giờ trước

Bí kíp giúp phụ nữ hiện đại tối ưu quá trình chăm sóc sắc đẹp

12 giờ trước

Các loại thực phẩm có thể giúp bạn giảm căng thẳng

12 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình