Giúp người đột quỵ luôn vui vẻ
Nghiên cứu cho thấy người sau đột quỵ có thể dễ mất tự chủ, dễ nóng giận hoặc dễ buồn hơn. Nguyên nhân do họ có thể trải qua những tổn thương quá nhanh mà chưa kịp thích ứng có sự tồn tại của những điều này.
Tuy nhiên, nếu họ thường có tinh thần tiêu cực thì dễ gây đột quỵ lần hai hoặc gia tăng tỷ lệ tử vong hơn khi họ có tinh thần lạc quan và vui vẻ.
Người thân nên thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân vừa trải qua cơn đột quỵ. Hãy dẫn họ đi dạo và học cách đoán được ý họ. Bạn hãy đề nghị họ trước khi họ yêu cầu.
Bạn cũng không nên cáu gắt hay bực nhọc dù chỉ một lần. Vì cảm giác người bị đột quỵ bị ảnh hưởng khá lâu và làm tinh thần họ xuống rất nhanh.
Hãy yêu thương họ vì họ không muốn làm bạn thất vọng. Nhưng căn bệnh của họ có thể làm bạn đôi lúc phải nổi nóng. Chỉ có tình yêu thương bạn mới có thể giúp họ.
Thời gian phục hồi sau biến cố
Vấn đề bạn quan tâm là liệu người sau đột quỵ có khả năng phục hồi trở lại hay không?
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cũng tùy vào mức độ tổn thương và sự tồn tại của các triệu chứng liên quan của họ. Có thể gọi là thiếu máu cục bộ tạm thời (những triệu chứng bên dưới sẽ thường tồn tại trong 24 tiếng) và tai biến.
Tai biến là những triệu chứng sẽ vẫn tồn tại sau 24 tiếng. Những trường hợp có thể biến mất sau 2-3 ngày vẫn gọi là tai biến nhưng ở độ nhẹ. Tai biến nặng liên quan đến mức độ tổn thương của não bộ xuất hiện khi được chụp CT trong 12 giờ xảy ra biến cố.
Những triệu chứng sau biến cố có thể nhận thấy như:
Mệt mỏi sau biến cố: Mức độ mệt mỏi luôn tồn tại dù có nghỉ ngơi.
Thay đổi về tâm tính: Dễ nóng giận, buồn chán.
Vấn đề khó khăn về ngôn ngữ, hiểu và nhìn.
Sự yếu hoặc giảm chức năng của cơ khớp: Cơ mặt lúc cười, khó nuốt, mất cân bằng khi đi, khớp háng yếu (gây đi lại hạn chế).
Thông thường, thiếu máu cục bộ tạm thời sẽ cần nằm viện 2-3 ngày để theo dõi. Tai biến nhẹ có thể nằm lâu hơn (lên đến 7-10 ngày) để điều chỉnh 1 vài yếu tố nguy cơ như huyết áp và cholesterol, theo dõi ổn định và tùy vào mức độ biến chứng vận động mà có thể cần đến hoạt động phục hồi chức năng đã mất.
Tuy nhiên, cả thiếu máu cục bộ tạm thời và tai biến nhẹ đều có nguy cơ phát triển một biến cố đột quỵ khác. Nên cần theo dõi 3 tháng/lần để quản lý các yếu tố nguy cơ. Nếu bệnh nhân xuất hiện bất kì triệu chứng nào ở trên là phải nhập viện ngay, đừng trì hoãn.
Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn những bài tập đơn giản có thể làm để hỗ trợ chức năng cho bệnh nhân đột quỵ. Tình yêu và thời gian sẽ làm lành mọi vết thương.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh
Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh)