Phụ Nữ Sức Khỏe

Chuẩn bị nguy cơ thành F0 bất chợt: 3 nhóm thuốc BS khuyên nên mua sẵn, cần tới là có ngay

Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ về một số loại thuốc nên chuẩn bị sẵn phòng khi trở thành F0.

Hiện nay, tình hình dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp. Mỗi ngày vẫn hơn chục nghìn ca mắc mới, con số này trong cộng đồng cũng tăng từng ngày.

Vậy nếu chẳng may trở thành F0, bạn rất cần có sự hỗ trợ của một số loại thuốc được chỉ định. Bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã chia sẻ về một số loại thuốc nên chuẩn bị sẵn phòng khi trở thành F0.

Đầu tiên, nhóm thuốc hạ sốt

Theo bác sĩ Ninh, thuốc hạ sốt không cần kê đơn, nên mua các loại hạ sốt của người lớn, trẻ em với dạng sủi, viên nén, viên đặt hậu môn… để dùng cho được tất các các đối tượng trong gia đình.

Nên chọn thuốc hạ sốt dạng acetaminophen hay gọi là thuốc paracetamol với hàm lượng khác nhau:

Trẻ em từ 80mg, 150mg, 250mg.

Người lớn loại viên 500mg.

Chỉ uống khi sốt trên 38,5 độ C với hàm lượng 10-15 mg/kg cân nặng. Ví dụ, một người nặng 50kg thì uống một viên 500mg, người 75kg có thể uống 2 viên 500mg, trẻ nhỏ cũng tương tự.

Uống cách nhau 4 - 6 tiếng/lần và không uống quá 5 lần/ngày.

Thứ 2, nhóm thuốc xịt mũi họng, rửa mũi rửa họng, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi

Bác sĩ Ninh cho biết, khi trở thành F0 bạn có thể bị ho, ngạt mũi vì vậy nên chuẩn bị các thuốc xịt mũi họng rửa mũi rửa họng, long đờm, siro ho, thuốc nhỏ mắt...

Với  những người bị ho, chảy nước mũi, có thể rửa súc họng bằng nước muối sinh lý 3 lần/ngày.

Thứ 3, thuốc tiêu hóa như tiêu chảy, đau dạ dày

Theo bác sĩ Ninh, nhiều người khi biết mình là F0 đã lo lắng, căng thẳng nên bị đau da dày. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chọn mua sẵn một số thuốc đau dạ dày để đến khi có triệu chứng đau dạ dày có thể giúp người bệnh dễ chịu hơn khi chưa đến được bệnh viện. Ví dụ như: Omeprazol…

Ngoài ra nên chuẩn bị các thuốc trị tiêu chảy.

Ngoài 3 loại thuốc trên, còn một số thuốc mọi người cũng có thể chuẩn bị sẵn như

- Thuốc chống dị ứng

Phổ biến là thuốc có tên gốc loratadine, hoặc desloratadin. Loại thuốc này có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc.

- Thuốc bồi phụ nước và điện giải oresol

Nhóm thuốc này có thể sử dụng khi bị mất nước do sốt cao, do đi tiêu chảy. Cách pha thuốc cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Một số vitamin

Một số vitamin như: Vitamin C, vitamin tổng hợp, sử dụng trong khi chúng ta đang bị sốt, làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Các thuốc trị bệnh mãn tính

Đối với những người đang bị bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, hen suyễn... đang điều trị theo đơn của bác sĩ, luôn phải có cơ số thuốc đầy đủ trong nhà. Tuy nhiên cần dùng đúng, đủ không dùng quá nhiều.

Ngoài ra, theo bác sĩ Ninh, với nhóm thuốc chứa dexamethasone là thuốc kháng viêm, chống đông. Các thuốc này dùng cho F0 nhưng chỉ dùng trong giai đoạn bệnh trở nặng, không dùng ngay khi biết mình dương tính với virus.

Nhóm thuốc kháng viêm chỉ được sử dụng khi có dấu hiệu khó thở, đo nhịp thở trên 25 lần/phút, có các triệu chứng khó thở, hụt hơi. F0 có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy máu, nếu SpO2 dưới 95% là dấu hiệu suy hô hấp lúc đó mới được khuyến cáo sử dụng kháng viêm.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

3 KHÔNG cho người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà

Những trường hợp người bệnh nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc thể nhẹ điều trị tại nhà cần tuân...

Cả nhà 4 F0 hồi phục nhờ nước dừa: Chuyên gia giải thích và lưu ý khi sử dụng

Nước dừa có khả năng bù điện giải rất tốt, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh...

Cảnh báo khi ngủ xuất hiện những dấu hiệu sau có thể gan của bạn đang gặp vấn đề cần...

Nhiều người gặp phải triệu chứng bất thường này vào ban đêm nhưng lại bỏ qua vì không biết rằng...

Những loại thuốc cần chuẩn bị sẵn trong nhà nếu thành F0: BS Trương Hữu Khanh hướng dẫn chi tiết

Trong trường hợp không may trở thành F0 và được điều trị tại nhà, đây là những thứ thuốc mà...

Cụ bà 105 tuổi phá vỡ kỷ lục chạy 100m: Bí quyết sống khỏe gói gọn trong 4 điều

Ở tuổi ngoài 100 việc có thể chạy bộ đã là hiếm, vậy mà cụ bà Julia Hawkins, 105 tuổi...

Bất ngờ trước 3 loại thực phẩm gây hại cho phổi còn hơn cả khói độc những người Việt vẫn...

Phổi có chức năng trao đổi khí của cơ thể và môi trường, lọc bỏ độc tố trong máu, lưu...

Rối loạn khứu giác hậu Covid-19: BS nói, có người 10 ngày sẽ khỏi, có người không thể hồi phục...

Một trong những triệu chứng của người nhiễm SARS-CoV-2 là mất khứu giác (anosmia). Rối loạn khứu giác hậu Covid-19...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình