Phụ Nữ Sức Khỏe

Chữa phỏng theo lối dân gian nhiều trẻ nguy kịch

Đến nay vẫn còn rất nhiều phụ huynh quan niệm chưa đúng về chăm sóc vết thương khi trẻ bị phỏng.

Không chỉ người dân ở vùng sâu vùng xa, mà ngay cả một số bậc cha mẹ sinh sống tại TP.HCM, làm công việc văn phòng vẫn nhận thức sai lầm, khiến tình trạng các bé thêm nặng nề, thậm chí suýt mất mạng.

30% bệnh nhi nhiễm trùng vết phỏng do nhận thức sai lầm

Ngày 26/2, bác sĩ Nguyễn Tiến - Phòng Cấp cứu ngoại, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM - cho biết, Bệnh viện Nhi Đồng 1 vừa tiếp nhận một trường hợp vô cùng nghiêm trọng do phỏng nồi cá kho. Bệnh nhi tên P.H.D., 8 tuổi, quê An Giang.

Tai nạn xảy ra khi D. bưng nồi cá kho từ trên bếp xuống và làm đổ ụp cả nồi cá vào ngực. Khi khám cho bé D., bác sĩ Tiến nhận thấy vết phỏng đã lên mủ, rất dơ, có mùi hôi, loét rộng. Trên vết thương đắp một loại lá đã được giã nát.

Theo gia đình bé D., bệnh nhi bị phỏng từ bảy ngày trước nhưng không đến bệnh viện mà tự điều trị tại nhà theo lối dân gian. Khi nhập viện, D. sốt 39 độ C, có dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương. Ngay lập tức bé được chuyển lên Khoa Phỏng - Tạo hình của bệnh viện để xử lý, cắt lọc phần mô bị thối rữa. 

Ảnh minh họa: Internet

Tại Khoa Phỏng - Tạo hình, bác sĩ Diệp Quế Trinh cảnh báo, 30% các trường hợp vết phỏng bị nhiễm trùng đang nằm viện là do cách xử trí ban đầu và chăm sóc vết thương chưa đúng. Điển hình là trường hợp bé Đ.T.V., 7 tuổi, quê Kon Tum. Bé V. bị phỏng lửa tới 65% diện tích cơ thể nhưng cha mẹ không đưa trẻ tới cơ sở y tế mà để ở nhà. “Họ không hề làm sạch, che đậy vết thương, cứ để mặc như thế”, bác sĩ Trinh kể.

Bé V. được chữa bằng cách bôi nước mắm lên vết phỏng bởi gia đình quan niệm trong nước mắm có muối, sẽ giúp sát khuẩn vết thương. Mãi vài ngày sau, khi vết thương trên người bệnh nhi bốc mùi hôi, hàng xóm sang khuyên nhủ, gia đình mới đưa bệnh nhi về TP.HCM khám. Bé nhập viện trong tình trạng vết phỏng rất dơ, bị sốc nhiễm trùng, khó lòng qua khỏi. 

Mỗi tháng, Khoa Phỏng - Tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 lại tiếp nhận 2-3 ca nhiễm trùng do phụ huynh tự điều trị bằng cách bôi nước mắm như vậy.

Chăm sóc đúng để tránh rước vi khuẩn vào vết thương

Ngoài bôi nước mắm, còn nhiều phương pháp chữa phỏng mà bác sĩ Trinh muốn lưu ý người dân không nên làm, chẳng hạn như: bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng, giấm nước (con giấm)… vào vết phỏng.

Chưa cần biết trong thành phần của các thứ kể trên có công dụng điều trị phỏng hay không nhưng chắc chắn một điều là chúng không vô khuẩn. Khi bôi một dung dịch bị nhiễm khuẩn lên vết thương hở (vết phỏng), nghĩa là chúng ta đang gián tiếp thúc đẩy vi khuẩn xâm nhập làm vết thương nhanh nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, dù không bôi gì nhưng rất nhiều phụ huynh sơ cứu ban đầu sai cách. Theo nguyên tắc cơ bản, vết trợt da phải được băng kín bằng gạc vải y tế sạch. Thực tế, bác sĩ lại thường xuyên ghi nhận các bé được đem tới bệnh viện trong tình trạng vết thương để hở, dính đầy đất cát, bụi bẩn.

Vẫn còn rất nhiều phụ huynh nhận thức sai lầm khi chăm sóc vết phỏng

Chọn hướng xử lý theo độ phỏng

Phỏng được chia làm ba độ. 

- Độ 1: chỉ đỏ và rát nhẹ trên bề mặt da. Khi đó, phụ huynh chỉ cần ngâm vết thương trong nước sạch 5 phút, sau đó vết phỏng sẽ tự lành sau vài ngày. 

- Độ 2: bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau. Ở mức độ này cần rửa mát vết thương khoảng 15 phút, băng sạch và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám và hướng dẫn cách điều trị, thay băng, theo dõi vết thương nhằm nhận biết sớm nếu bị nhiễm trùng. 

- Độ 3: ít đau vì tổn thương sâu, qua cả vùng tập trung dây thần kinh nên bệnh nhân không cảm giác được nhiều. Khi trẻ bị phỏng độ 3, không được tự ý xử lý vết phỏng mà lập tức đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Ở mức độ này, nếu làm sạch không khéo có thể làm tình trạng thêm nguy hiểm, trở tay không kịp, đe dọa đến tính mạng.

Sau đây là những bước sơ cứu, chăm sóc đúng cách khi trẻ bị phỏng phụ huynh nên tham khảo:

- Nhanh chóng rửa vết thương bằng nước sạch (nước từ vòi chảy là tốt nhất). Việc rửa nước không chỉ làm cuốn trôi chất bẩn mà còn hạ nhiệt giúp vết thương không bị phỏng sâu thêm.

- Băng vết thương bằng băng gạc y tế (không được để hở tự nhiên), sau đó lập tức đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện có chuyên khoa phỏng để được điều trị kịp thời.a

Theo Trâm Anh/Phunuonline

Tin liên quan

Xử lý đúng cách trẻ bị bỏng nước sôi, tránh nhiễm trùng theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Trẻ bị bỏng nước sôi, cha mẹ không nên dùng bất cứ nguyên liệu tự nhiên nào bôi lên vết...

Cách xử lý nhanh khi bé bất ngờ bị bỏng

Khi các bé bị bỏng, nếu không biết cách xử trí, tổn thương sẽ trở nên trầm trọng hơn rất...

Nếu em bé bị bỏng lửa thì bạn nên làm những điều gì?

Bỏng nước sôi, bỏng lửa sẽ khó điều trị hơn so với vết thương thông thường và cũng khá dễ...

Mẹ thương con mua tặng chiếc lắc bạc: Yêu con như thế bằng mười hại con

Trẻ nhỏ ở Việt Nam hầu hết đều được cha mẹ của mình mua tặng cho những chiếc lắc tay,...

Cách nấu cháo tim heo cho bé 1 tuổi bổ dưỡng, thơm ngon

Vị thơm ngọt của món cháo tim heo sẽ giúp các bé 1 tuổi dễ ăn, kích thích tiêu hóa...

Cô giúp việc nhà Thanh Thúy sáng tạo cách cho bé bú rảnh tay

Nữ diễn viên 'bái phục' người giúp việc vì chiêu lấy thú bông kê bình sữa để vừa cho cu...

Lý do các con của Donald Trump thành tài dù 'ngậm thìa vàng mà lớn'

Tất cả các con của Tổng thống Trump đều không được phép uống rượu, hút thuốc hay bất kỳ chất...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

8 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

8 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

8 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

23 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

23 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

23 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 3 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 3 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình