Phụ Nữ Sức Khỏe

Chơi với em, bé gái 12 tuổi suýt chết vì nuốt phải đinh ghim

Trong lúc đang chơi đùa với em ở nhà, bé gái 12 tuổi (Sơn La) vô tình nuốt phải chiếc đinh ghim sắt vốn dùng để ghim giấy.

Chiếc đinh ghim nằm trong phế quản của bệnh nhi được bác sĩ nội soi lấy ra - Ảnh: BVCC

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, bệnh nhi 12 tuổi đã được gia đình đưa đến Bệnh viện (BV) Đa khoa Mộc Châu (tỉnh Sơn La) trong tình trạng liên lục ho sặc, khạc ra máu, nôn nhiều. Sau khi chụp X- quang, bác sĩ xác định trong lồng ngực bé gái có dị vật hình đinh ghim và đã chuyển bệnh nhân đến BV Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị. 

Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán có dị vật là một chiếc đinh ghim dài khoảng 1,5 cm nằm ở vị trí thành ngực của bé gái. Các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật nội soi lấy dị vật ra khỏi lồng ngực của bé. 

Ngay trong chiều 18-5, các bác sĩ Khoa Hô hấp đã thực hiện ca phẫu thuật nội soi gắp dị vật cho bệnh nhi. Sau hơn 10 phút làm thủ thuật, các bác sĩ đã lấy ra được một chiếc đinh ghim bằng sắt, loại đế nhựa để ghim giấy nằm trong phế quản gốc trái của bệnh nhi. Hiện sức khỏe bé đã ổn định và đã được xuất viện.

Theo người nhà bệnh nhân, chiều ngày 17-5, trong lúc chơi đùa với em gái ở nhà, bé gái 12 tuổi nhặt được chiếc đinh ghim bằng sắt có đế nhựa loại thường dùng để ghim giấy nên đã cầm nghịch chơi. Trong lúc chơi bé cho đinh ghim vào miệng và sơ ý nuốt phải.

Dị vật nằm sâu trong phế quản bệnh nhi gây nôn và ho ra máu

Bác sĩ Lê Thanh Chương, Khoa Hô hấp, BV Nhi Trung ương, cho biết ngoài bệnh nhi nói trên, tại BV cũng đang điều trị cho một cháu bé 1 tuổi, quốc tịch Úc cũng bị hóc dị vật. Sau khi hội chẩn và nội soi tìm dị vật đường thở cho bé trai, kíp phẫu thuật đã gắp ra được dị vật là đầu hạt ngô trong khí quản của bé trai.

Theo bác sĩ Chương, BV thường xuyên tiếp nhận nhiều trẻ nhập viện do hóc dị vật, có tuần tới 4-5 ca… Dị vật thường là đồng xu, đồ chơi, cúc áo, bi sắt, đồ ăn. Đặc biệt, một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, đinh ghim… đe dọa gây thủng thực quản, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Hóc dị vật hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Khi bị sặc, hóc dị vật, nếu để lâu có thể dẫn đến tình trạng ho ra máu, gây viêm nhiễm hoặc áp xe quanh dị vật. Nguy hiểm hơn, khi bị sặc, dị vật chui vào đường thở, có thể bịt đường thở, gây suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong.

Theo Kh. Anh/Người lao động

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cha mẹ cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Hóc dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ em, đặc biệt trẻ từ 6 tháng - 3...

2 cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ nhất định phải biết để cứu con trong...

Sơ cứu ban đầu có ý nghĩa rất lớn trong các ca cấp cứu. Đối với trẻ nhỏ, trong các...

Xử trí tại chỗ dị vật đường thở cho trẻ

Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Bùi Văn Hải - Chuyên khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa...

Xử trí gấp khi trẻ hóc dị vật

Hóc dị vật đường thở là một tai nạn thường gặp, đặc biệt là ở trẻ dưới 3 tuổi do...

Tự ý đặt dị vật vào 'cậu nhỏ' để tăng kích thước và những tác hại khôn lường

Mong muốn vợ hài lòng trong chuyện chăn gối, người đàn ông 38 tuổi đã tự ý đặt bi vào’...

Bé gái 12 tuổi thủng ruột vì nuốt kẹp tóc ở Bình Phước

4 ngày trước khi nhập viện, bé ngậm và trót nuốt chiếc kẹp tóc, khoảng một ngày sau thì bắt...

Uống nước, nuốt luôn hàm răng giả vào bụng

Người phụ nữ 42 tuổi phải đi cấp cứu vì trong lúc uống nước đã lỡ nuốt luôn hàm răng...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình