Phụ Nữ Sức Khỏe

Cho trẻ ăn dặm đúng cách

Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu.

Việc tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm sẽ giúp cho các bậc phụ huynh thực hiện việc nuôi trẻ được thuận lợi và khoa học hơn.

Đây cũng chính là những yếu tố giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đạt đến mức hoàn thiện nhất. Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), việc cho trẻ ăn dặm cần chú ý những nguyên tắc sau:

- Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”, giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn uống của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ.

- Nguyên tắc “ít - nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho ăn 1 - 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén… sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng - dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.

- Nguyên tắc “loãng - đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn dặm của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.

Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mì, bánh mì, bún, phở, ngô, khoai…

Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, phomát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.

Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì hai quả thận của trẻ vẫn còn yếu. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn sẽ khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

- Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 - 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi.

Giai đoạn ăn bột

Bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi trở đi, cha mẹ có thể cho trẻ tập quen dần với các loại bột dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, có thể mua bột dinh dưỡng đóng hộp của những hãng sản xuất sản phẩm dinh dưỡng có uy tín, vì loại bột này có chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Nếu là loại bột tự chế biến cho trẻ ăn, cần đảm bảo hợp vệ sinh và đầy đủ dinh dưỡng, tuy nhiên nên lưu ý những thức ăn có thể làm cho trẻ bị dị ứng.

Giai đoạn ăn cháo

khi trẻ được 9 - 10 tháng tuổi đã ăn được kha khá, cha mẹ có thể nấu cháo cho trẻ ăn. Không nên chỉ hầm xương lấy nước, vì nước ngọt của xương hoàn toàn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mà trẻ cần ăn cả xác thịt, cá, rau củ.

Nên hầm riêng một nồi cháo nhừ. Mỗi bữa ăn của trẻ, nên múc cháo ra và cho thịt, cá, rau củ vào nấu chín từng bữa, thêm dầu ăn cho đủ dưỡng chất.

Giai đoạn ăn cơm

 Khi trẻ đã có đủ răng (tổng cộng 20 cái), trẻ mới có thể nhai cơm thật kỹ. Cha mẹ nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Tập cho trẻ ăn các loại rau, củ bằng cách nấu canh rau đay, canh mồng tơi, canh bí đỏ, canh súp (nấu với cà-rốt, khoai tây, súp-lơ, su hào), nên chú ý cắt ngắn rau cho trẻ dễ nhai để trẻ không bị hóc cọng rau.

Theo Ths Bs Đinh Thạc/Sức khỏe và Đời sống

Tin liên quan

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh: 'Dạy trẻ tự lập không phải là mặc kệ trẻ'

Trẻ sẽ trở thành người tự lập hoặc lệ thuộc trong tương lai chủ yếu do cách giáo dục trong...

Điều trị lạc nội mạc tử cung ở trẻ vị thành niên

Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) được báo cáo từ 25 - 38% số trẻ vị thành niên đau vùng...

Nuôi sống bé trai sinh non nặng 800g

Sinh non 25 tuần tuổi chỉ nặng 800 gram, bé trai được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ...

Cha hút thuốc, con trai giảm khả năng sinh sản

Lần đầu tiên, một nghiên cứu khoa học cho thấy những ai có cha hút thuốc trong quá trình mẹ...

Bài thuốc nam hỗ trợ điều trị bệnh sởi

Khi sởi chưa mọc có thể nấu nước lá diếp cá và riềng để uống, lúc sởi hết nên dùng...

Người ta không chịu tiêm văcxin do... mạng xã hội?

Những tiếng nói chống lại văcxin đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết bất chấp dịch sởi đang bùng phát...

Dùng dầu dừa cho trẻ sơ sinh thế nào cho đúng cách?

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên, an toàn, cực kỳ thích hợp cho các bậc cha mẹ sử...

Tin mới nhất

Bà xã của 'anh tài' Cường Seven: Từng lọt vào top 5 Hoa hậu, ngày càng 'lột xác' với ngoại...

9 giờ trước

NSND trẻ nhất nhì Việt Nam và cuộc sống hôn nhân kín tiếng với một nửa ít biết: Hạnh phúc...

9 giờ trước

Đời tư kín tiếng của MC Đại Nghĩa: Chưa vợ con dù sống trong biệt thự như 'cung điện', tặng...

15 giờ trước

Tăng Thanh Hà công khai cận dung mạo của con trai út: Tuổi lên 3 đã bộc lộ năng khiếu...

15 giờ trước

Đời tư kín tiếng của 'Gái nhảy' Minh Thư: Mẹ đơn thân nuôi con gái ở Mỹ, dáng vóc gợi...

15 giờ trước

Ngoại hình phổng phao của con trai Quách Ngọc Ngoan ở tuổi 12, Lê Phương hé lộ mối quan hệ...

20 giờ trước

Con gái cực phẩm của “Cảnh sát hình sự" Võ Hoài Nam: Gây sốc với visual tuổi đôi mươi, sở...

20 giờ trước

Xoài Non 'bỏ phố về quê' hậu ly hôn, vô tình hé lộ mối quan hệ hiện tại với mẹ...

20 giờ trước

Tăng Phúc nhập viện giữa đêm: Sốt cao, mất giọng kéo dài do nhiễm virus nguy hiểm

1 ngày 14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình