Phụ Nữ Sức Khỏe

Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thế nào mới đúng?

Bài viết sẽ giúp cha mẹ biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi một cách khoa học để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Khác với trẻ vừa mới sinh, việc chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đã có những sự thay đổi nhất định. Vì lúc này nhu cầu sinh hoạt của trẻ đã theo một lịch trình cụ thể.

Trẻ 3 tháng tuổi đã bắt đầu bước vào một giai đoạn mới nên cần một chế độ chăm sóc đúng cách để đảm bảo sức khỏe dinh dưỡng và sự phát triển của trí não.

Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần lưu ý những vấn đề được đề cập như bên dưới thì việc chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ hiệu quả và dễ dàng hơn.

1. Cân nặng trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có sự phát triển rõ rệt về chiều cao và cân nặng. Các bé sẽ trông bụ bẫm và dài người hẳn ra. Theo số liệu của tổ chức y tế thế giới WHO, trẻ 3 tháng tuổi sẽ có chiều dài và cân nặng như sau:

- Chiều cao (chiều dài): Bé trai từ 60-63cm, bé gái từ 58-61cm.

- Cân nặng: Bé trai từ 5,8-6,8kg, bé gái từ 5,3-6,3kg.

cham soc tre so sinh 3 thang tuoi 1
Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có sự phát triển rõ rệt về chiều cao và cân nặng - Ảnh minh họa: Internet

2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 3 tháng tuổi

Để việc chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được hiệu quả, trước tiên các mẹ cần nắm được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Lúc này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, các mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Trong các trường hợp bất khả kháng mới cho bé uống sữa công thức.

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ bú sữa tốt hơn và bú ít hơn vào ban đêm. Với những bé đang bú sữa mẹ trực tiếp, các mẹ vẫn phải luôn sẵn sàng cho bé bú suốt ngày. Với mỗi kg cân nặng, trẻ cần khoảng 150ml sữa. Trung bình mỗi ngày, trẻ cần khoảng 900ml sữa tương đương khoảng 170-200ml sữa mỗi lần.

cham soc tre so sinh 3 thang tuoi 2
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu - Ảnh minh họa: Internet

3. Giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít hơn so với giai đoạn mới sinh, chỉ khoảng 15 tiếng/ngày. Thông thường, trẻ sẽ ngủ khoảng 3-4 giấc ban ngày, mỗi giấc từ 1,5-2 tiếng. Còn ban đêm, trẻ sẽ ngủ nhiều hơn, từ 10-12 tiếng. Tuy nhiên các bé vẫn chưa thể ngủ xuyên đêm.

Theo thống kê, có khoảng 95% trẻ dưới 12 tháng tuổi thường thức dậy ít nhất 3 lần trong đêm. Điều này là bình thường, thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng, những bé thường xuyên "quậy" về bạn đêm sẽ có khả năng nhận thức và sự đồng cảm nhiều hơn những bé "ngoan".

Để chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi được ngủ ngon giấc, mẹ nên tạo không gian yên tĩnh, thoáng mát, hạn chế ánh sáng. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra bụng, lưng con xem có quá nóng hay quá lạnh để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

cham soc tre so sinh 3 thang tuoi 3
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít hơn so với giai đoạn mới sinh - Ảnh minh họa: Internet

4. Những biểu hiện bên ngoài của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngày một hoàn thiện hơn kỹ năng nói chuyện của mình và mẹ sẽ nghe giọng bé có những âm vực cao thấp rõ rệt, âm điệu cũng thay đổi thường xuyên theo sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, trẻ sẽ bắt đầu ê a rất nhiều dù là để biểu đạt những cảm xúc hay chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên. Lúc này, mẹ có thể thử tạo ra những âm thanh lạ, chơi ú òa với bé hay dùng miệng thổi vào bụng bé,... Những việc này sẽ giúp trẻ nhận biết và dần hoàn thiện khả năng giao tiếp của mình hơn nữa.

cham soc tre so sinh 3 thang tuoi 4
Ba mẹ thường xuyên giao tiếp với trẻ để trẻ hoàn thiện trí não và khả năng ngôn ngữ - Ảnh minh họa: Internet

Giai đoạn này, bé vẫn dùng tiếng khóc làm phương tiện giao tiếp chủ yếu. Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, các mẹ cũng đã bắt đầu hiểu hơn và có thể lý giải được rõ các dấu hiệu qua tiếng khóc, hành động của trẻ.

Chẳng hạn như tiếng trẻ khóc khi đói, tiếng khóc khi mệt hay khóc khi đòi chơi hay khi bị bệnh,... Các mẹ cần để ý tiếng khóc của trẻ, nếu trẻ khóc quá 1 giờ, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám vì rất có thể bé đang bị hiện tượng trào ngược hay gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.

4. Nắm bắt sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi thường xuyên chu môi, nhóp nhép miệng, chảy nước dãi,... Đây là thời điểm trẻ bắt đầu cảm nhận được có gì đó bên trong miệng và biết cách gặm thật khéo món đồ đó. Hầu hết trẻ 3 tháng tuổi chưa mọc răng, nhưng mẹ có thể nhận thấy lợi của bé nghiến khá mạnh.

Vì vậy, các mẹ cần chọn lựa đồ chơi cho bé phù hợp, tránh những vật nhỏ, sắc nhọn hay các loại được làm bằng chất liệu độc hại.

Bên cạnh đó, trẻ 3 tháng tuổi thường có thói quen nhìn chằm chằm vào bàn tay và bàn chân của mình hay các món đồ chơi mà bé yêu thích. Do đó, hãy tạo cho bé nhiều dịp để chơi trên sàn với các món đồ chơi phù hợp.

Nếu các bé thích được địu, hãy để mặt bé hướng ra ngoài để bé có thể dễ dàng quan sát và khám phá thế giới xung quanh.

5. Cách massage cho trẻ 3 tháng tuổi

Massage là liệu pháp mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như kích thích tuần hoàn máu, giúp xương khớp phát triển, nhịp thở đều đặn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau bụng, táo bón,... Hơn nữa chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bằng cách massage còn tạo sự gắn kết giữa mẹ và bé.

Để việc massage được hiệu quả, mẹ cần tạo không gian ấm áp, kín gió, chuẩn bị dầu massage và rửa tay thật sạch cũng như tháo bỏ các vật có khả năng gây trầy xước da bé như trang sức,...

cham soc tre so sinh 3 thang tuoi 5
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi qua những cách massage hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet

Massage tay và chân

Dùng hai lòng bàn tay chà xát vào tay và chân của bé một cách nhẹ nhàng. Vuốt be từ lòng bàn tay bé ra các đầu ngón tay. Di chuyển và lăn tay, chân bé giữa hai bàn tay mẹ. Sau đó, dùng các ngón tay vỗ nhẹ lên bề mặt tay và chân bé.

Massage mặt

Dùng ngón tay trỏ tạo hình vòng tròn nhỏ trên mặt bé, xuất phát từ trung tâm trán rồi từ từ di chuyển sang hai bên khuôn mặt. Từ trán, vuốt ve tới má, mũi và cằm. Massage tai bằng cách dùng hai ngón trỏ và ngón tay cái day nhẹ tai từ dưới lên vành tai trên.

Massage lưng

Đặt bé nằm sấp trong tư thế thoải mái. Dùng các ngón tay massage nhẹ nhàng và di chuyển nhanh theo dọc sống lưng.

Massage bụng bé

Sau khi bé ăn khoảng 1 tiếng là thời điểm massage bụng tốt nhất. Mẹ dùng ngón trỏ tạo thành vòng tròn trên bụng với rốn làm tâm. Hoặc mẹ có thể dùng chuyển động chèo thuyền ở bụng, hai tay đặt vuông góc với bụng rồi di chuyển nhẹ nhàng lên xuống. Cách này khá hiệu quả trong việc giảm cơn đau bụng và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.

6. Cách bế trẻ 3 tháng tuổi

So với những tháng mới sinh thì trẻ 3 tháng tuổi đã cứng cáp hơn. Mẹ có thể bế bé theo hướng nằm nghiêng hoặc bế dựng thẳng đứng (bế vác). Tuy nhiên, cổ và các cơ ở lưng vẫn chưa phát triển hoàn thiện vì vậy cách bế dựng thẳng đứng không nên duy trì trong thời gian quá lâu.

Với tư thế bế vác, mẹ có thể để bé ngồi lên một cánh tay, tay còn lại đỡ phần ngực và cổ của bé sao cho áp sát vào phần ngực của mẹ. Lúc này, mẹ sẽ trở thành điểm dựa vững chắc cho phần cổ và lưng bé.

Hầu hết các bé đều thích tư thế bế này vì chúng có thể chủ động quan sát và khám phá thế giới xung quanh. Thậm chí, nhiều bé sẽ nhún nhảy lên mỗi khi gặp chuyện vui. Do đó, các mẹ nên lưu ý giữ chắc cơ thể bé để đảm bảo an toàn.

cham soc tre so sinh 3 thang tuoi 6
Cách bế bé tư thế dựng thẳng đứng đúng cách - Ảnh minh họa: Internet

7. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

- Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cần tiêm các mũi viêm phổi (mũi 2), 5 in 1 + bại liệt mũi 2 (hoặc 6 in 1 mũi 2).

- Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, cha mẹ nên dành thời gian giao tiếp với con ít nhất 30-60 phút mỗi ngày. Cách này không chỉ giúp thắt chặt tình cảm giữa ba mẹ và bé mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ, trí não của trẻ.

- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và không phù hợp để hấp thu bất cứ thực phẩm gì ngoài sữa. Do vậy, đừng tự ý thêm bất cứ gì vào sữa của trẻ.

- Không nên cho con uống nước vì trong sữa mẹ đã đáp ứng đủ nhu cầu nước cho trẻ. Với những trẻ uống sữa công thức, có thể cần uống một ít nước để tráng miệng, nhưng không vượt quá 30ml mỗi ngày.

- Treo nhiều đồ chơi ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để trẻ phát triển vận động và thị giác.

- Xây dựng lịch trình ăn, ngủ cố định để trẻ có nhịp sinh hoạt điều độ.

Kim Phượng (T.H)

Tin liên quan

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi là một trong những thử thách gian nan nhất đối...

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: 8 điều bất cứ bà mẹ nào cũng nên biết

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi như thế nào để giúp con phát triển toàn diện về thể...

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt mẹ phải làm sao?

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt tuy không quá nguy hiểm đến sức khoẻ của bé nhưng...

Hành trình dạy trẻ 2 tuổi tập nói: Bố mẹ cần chú ý những gì?

Khi được 2 tuổi, đa số các bé đã biết nói và có thể bi bô suốt ngày. Tuy nhiên...

Bệnh suyễn ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Hen suyễn gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng hô hấp bình thường và sức khỏe nói chung của...

Ba kiểu người mẹ khiến trẻ gặp khó khăn trong tương lai

Mẹ nóng nảy, đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng, khi đến trường lớp sẽ hay đánh bạn, ở nhà lại...

Cẩn trọng khi trẻ 4 tuổi bị đau bụng và nôn liên tục: Nghi vấn viêm ruột thừa

Trẻ em bị sốt, kêu đau bụng tưởng chừng là điều bình thường, nhưng đôi khi lại là dấu hiệu...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

13 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

13 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

13 giờ trước

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

13 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

13 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

13 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 3 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 3 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình