Phụ Nữ Sức Khỏe

Cánh báo: Những thói quen không tốt gây ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung hiện tại đang trở thành căn bệnh nguy hiểm mà nhiều phụ nữ mắc phải chỉ vì bạn có những thói quen không tốt này. Phụ nữ nên biết để phòng tránh cho mình.

Theo thống kê tại Trung Quốc, cứ mỗi 15 phút sẽ có một người phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung. Đa số những phụ nữ này thường mắc phải khối u ác tính. Tuy nhiên bạn nên biết rằng ung thư cổ tử cung là khối u ác tính duy nhất mà bạn có thể tìm nguyên nhân cũng như để phòng tránh nó.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư cổ tử cung là do vi rút HPV. Lượng vi rút này trong cơ thể người cao sẽ dẫn đến ung thư. Nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng có thể tiêm ngừa HPV để ngừa ung thư cổ tử cung do lây nhiễm. Không có HPV, sẽ không thể mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

ung thu co tu cung
Có thể tiêm ngừa HPV để phòng nguy cơ ung thư cổ tử cung - Ảnh minh họa: Internet

Vậy tại sao còn có quá nhiều phụ nữ mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung này?

Thực chất, quan hệ tình dục và tiếp xúc bộ phận sinh dục là con đường lây nhiễm vi rút HPV gây ung thư. Thông thường sẽ có các loại HPV phổ biến có nguy cơ gây ung thư cao như 16, 18, 31, 33, 45, 52, 58,...

Vì vậy mà nếu bạn duy trì những thói quen sống không lành mạnh này thì nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao:

1. Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục quá sớm với quá nhiều người hoặc chồng của bạn có nhiều bạn tình bên ngoài.

2. Các yếu tố kinh nguyệt và sinh nở: Rối loạn kinh nguyệt, tảo hôn, sinh con sớm, sinh nhiều con, rong kinh.

3. Viêm vùng kín kéo dài, vệ sinh kém.

4. Hút thuốc: Hấp thu quá nhiều nicotine vào cơ thể sẽ hạ thấp hệ miễn dịch ảnh hưởng đến quá trình ngăn ngừa vi rút HPV trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

5. Sử dụng thuốc tránh thai thời gian dài: Liên tục uống thuốc tránh thai từ 8 năm trở nên sẽ khiến cho nguy cơ ung thư cổ tử cung tăng cao đột biến.

6. Thiếu hụt miễn dịch và ức chế miễn dịch: Nhiễm HIV dẫn đến suy giảm miễn dịch và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài sau khi ghép tạng cũng sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

7. Nhiễm các loại vi rút khác: Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung không thể loại trừ liên quan đến vi rút HSV-II hay còn gọi là bệnh thủy đậu.

8. Những yếu tố khác như điều kiện kinh tế xã hội kém, vệ sinh kém, dinh dưỡng kém cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

Những thói quen sống không lành mạnh có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung - Ảnh minh họa: Internet

Cần làm gì để phòng ngừa ung thư cổ tử cung?

1. Tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh

Khuyến cáo tiêm ngừa vắc-xin phòng ngừa lây nhiễm HPV cho các bé gái từ 13 đến 15 tuổi. Nếu từ nhỏ đã tăng khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng HPV thì lớn lên tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung sẽ giảm đi rất nhiều. Đồng thời phụ nữ trưởng thành cũng có thể tiêm vắc-xin phòng ngừa hiệu quả.

2. Kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung

Khi đã bước qua tuổi 21, bạn nên kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung. Ngoại trừ phụ nữ bị nhiễm HIV, nữ giới dưới 21 tuổi không cần kiểm tra thì bất kể độ tuổi nào cũng nhất định phải kiểm tra tầm soát ung thư cổ tử cung và sàng lọc cổ tử cung.

  • Từ 21 - 29 tuổi dùng đơn tế bào kiểm tra 3 năm một lần, không áp dụng với phụ nữ dưới 30 tuổi, không cần kiểm tra hàng năm.
  • Đối với phụ nữ từ 30 - 65 tuổi, thực hiện 5 năm một lần kiểm tra tế bào và HPV trong cơ thể. Cũng có thể lựa chọn 3 năm kiểm tra đơn tế bào một lần để tầm soát ung thư cổ tử cung. Không cần kiểm tra hàng năm.
Nên khám sức khỏe và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Trong cuộc sống, chúng ta có thể làm một số việc để phòng tránh ung thư cổ tử cung:

1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nếu có vấn đề sẽ sớm phát hiện.

2. Phát hiện ung thư cổ tử cung phải điều trị kịp thời càng sớm càng tốt.

3. Tiêm phòng vắc-xin phòng chống HPV có thể bảo vệ bạn lên đến 20 năm khỏi ung thư cổ tử cung.

4. Giữ cho vùng kín sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.

5. Đời sống tình dục lành mạnh, không nên có nhiều tình nhân, chồng cũng phải có trách nhiệm tương tự.

6. Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, lạc quan, thói quen tốt. Bỏ hút thuốc lá giúp duy trì hệ miễn dịch tốt, ngăn ngừa ung thư và bệnh tật.

Vậy nếu như đã bị nhiễm vi rút HPV thì có biện pháp nào để loại bỏ?

Khi cơ thể bị nhiễm vi rút HPV, nên nhanh chóng loại bỏ, tránh nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung. Hiện tại chưa có bất kỳ thuốc gì có thể loại bỏ triệt để, chỉ có thể thông qua khả năng tự miễn dịch của cơ thể mới có thể tự tiêu diệt vi rút HPV. Vì vậy, đối với những người nhiễm HPV thì việc tăng khả năng miễn dịch phải đặc biệt chú ý.

Vũ Phong (Theo Sohu)

Tin liên quan

Đau bụng không đi ngoài được là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau bụng không đi ngoài được là hiện tượng sinh lý không bình thường của cơ thể. Nếu không được...

Đau bụng ngang rốn bên phải: Biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm

Đau bụng ngang rốn bên phải là một triệu chứng phổ biến mà nhiều người mắc phải. Đây là biểu...

Bắt ‘sâu xoang’ chữa bệnh viêm xoang: Phương pháp trị bệnh đi ngược y học

Viêm xoang là bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm...

Cắt lể trị trúng gió, người đàn ông bị nhiễm khuẩn máu nặng: Bác sĩ khuyến cáo điều này

Nghĩ anh H. bị trúng gió nên gia đình đưa anh đi cắt lể nhằm nặn máu độc ra ngoài....

Bắt sâu viêm xoang có khỏi bệnh viêm xoang không?

Xoang có chức năng rất quan trọng trong cơ thể vì vậy chúng ta không được chủ quan trước những...

Độ tuổi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung phù hợp để bảo vệ sức khỏe phụ nữ

Ung thư cố tử cung là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu là và căn bệnh ung...

Cô gái 19 tuổi bị ung thư vú: Đừng chờ bệnh tới, hãy thay đổi từ hôm nay!

Đặng Trần Thuỷ Tiên (19 tuổi, Hải Phòng) đang là nữ sinh trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Thế...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình