Suy nhược thần kinh là gì? Và chúng ta nên giải quyết nó như thế nào? Đây là tình trạng khi căng thẳng vượt quá mức chịu đựng của bạn. Bạn cảm thấy mình như muốn nổ tung! Khi rơi vào tình trạng này, bạn thậm chí không thể hoạt động, sinh hoạt như bình thường. Mọi thứ đối với bạn dường như đều đi vào bế tắc.
Đó là minh chứng rõ ràng cho thấy căng thẳng nguy hiểm đến như thế nào. Ban đầu nó có vẻ như chỉ khiến bạn mệt mỏi, nhưng sau lại có thể đẩy bạn đến mức kiệt quệ về tinh thần.
Và thực ra, ngay cả một chuyện như chia tay người yêu cũng có thể gây ra tình trạng này. Hay cả vấn đề tài chính cũng có thể gây ra nó. Bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy căng thẳng quá mức, đều có thể gây ra suy nhược thần kinh!
Vậy cảm giác khi rơi vào tình trạng này là như thế nào? Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số triệu chứng của nó.
Dấu hiệu số 1
Bạn cảm thấy rất lo lắng và cũng rất chán nản. Căng thẳng dường như không bao giờ có điểm kết thúc. Và cơ thể bạn cảm thấy như không thể chịu nổi.
Dấu hiệu số 2
Bạn cảm thấy muốn khóc lên thật to. Có nhiều người khi bị suy nhược thần kinh, họ sẽ không kiềm chế được mà khóc rất nhiều. Dường như không có gì có thể an ủi bạn. Mọi nguồn lực và sức lực bên trong bạn dường như đều cạn kiệt và bạn cảm thấy mình không còn sức để chịu đựng được nữa.
Dấu hiệu số 3
Một số người sẽ cảm thấy mất đi sự tự tin, lòng tự trọng. Mặt khác, cảm giác sợ hãi hoặc tội lỗi sâu sắc lại xâm chiếm lấy họ, đặc biệt trong trường hợp có một sự cố cụ thể nào đó đã gây ra tình trạng suy nhược thần kinh.
Dấu hiệu số 4
Một số người có thể bị mất ngủ hàng đêm, trong khi nhiều người khác lại thấy mình ngủ quá nhiều khi họ đang trải qua giai đoạn suy nhược thần kinh.
Dấu hiệu số 5
Căng thẳng sẽ làm toàn bộ chức năng cơ thể kiệt quệ. Cơ thể sẽ trở nên yếu đến mức không thể đối phó với tình trạng lộn xộn bên trong mà các chất hóa học do căng thẳng gây ra. Ngay cả những việc đơn giản cũng có vẻ rất khó khăn vì cơ thể bạn không đủ sức lực để xoay xở với mớ hỗn độn ở bên trong.
Dấu hiệu số 6
Ngay cả những hoạt động mang lại khoái cảm (bao gồm cả sex) dường như cũng không còn hấp dẫn bạn nữa. Đó là do cảm giác ham muốn tình dục đã giảm mạnh, trong khi đó những suy nghĩ buồn bã lại chiếm lĩnh toàn bộ tâm trí bạn.
Dấu hiệu 7
Nhiều người trở nên không muốn ăn gì cả, trong khi một số người khác lại ăn quá nhiều. Cortisol là một hormone căng thẳng có khả năng gây ra cảm giác thèm ăn không lành mạnh ở một số người.
Dấu hiệu 8
Mọi thứ đều đau. Những cơn đau đầu sẽ liên tục làm phiền bạn. Và đồng thời cơn đau dạ dày cũng có thể xuất hiện. Hệ thống tiêu hóa của bạn bị rối loạn, dẫn đến tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Đúng vậy, trong thực tế, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa.
Dấu hiệu 9
Sương mù não cũng là một triệu chứng khác của tình trạng này. Chức năng nhận thức của chúng ta sẽ rối loạn, nó bao trùm bạn trong một cảm giác đầy hoang mang và lo lắng.
Dấu hiệu 10
Một số người cũng gặp tình trạng khó thở bởi vì cảm giác tức ngực.
Nên làm gì khi bị suy nhược thần kinh
Nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào như nêu ở trên, thì hãy nhanh chóng đến gặp một bác sĩ chuyên khoa. Và đồng thời bạn cũng cần tìm một số cách nhất định để đối phó với tình hình căng thẳng hiện tại của mình.
Tập thể dục là một trong những phương pháp tốt đối với tình trạng này. Hãy trò chuyện với một người thân hoặc bạn bè về vấn đề của bạn và tìm kiếm sự hỗ trợ. Và hãy chơi cùng với thú cưng của mình để cảm thấy tâm trạng tốt hơn. Nếu bạn cảm thấy rằng thay đổi chỗ ở, môi trường sống sẽ giúp ích cho mình, thì cũng hãy thử làm điều đó. Nhưng bằng mọi cách, hãy tìm đến một sự trợ giúp y tế.