Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh Parkinson ảnh hưởng như thế nào đến phụ nữ?

Parkinson là một bệnh về thần kinh> Người mắc bệnh bị mất khả năng kiểm soát được vận động của cơ bắp, khiến cho con người đi lại khó khăn, cử động chân chậm, chân tay bị run cứng. Dù ít phổ biến hơn nam giới nhưng ở nữ giới nhưng họ vẫn có nguy cơ mắc bệnh này.

Parkinson ít phổ biến hơn ở phụ nữ

Bệnh Parkinson là một tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Khi bị Parkinson, các tế bào thần kinh trong não tạo ra chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị hư hỏng hoặc chết. Khi điều này xảy ra, nó sẽ dẫn đến các triệu chứng như run, cứng cơ và chuyển động chậm lại.

Giới tính sinh học là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của bệnh Parkinson. Khi so sánh với phụ nữ, đàn ông mắc bệnh Parkinson nặng hơn 1.5 lần.

Làm thế nào để là phụ nữ bảo vệ bản thân chống lại bệnh Parkinson? Và phụ nữ và đàn ông có các triệu chứng bệnh Parkinson khác nhau không? Hãy cùng tìm hiểu ở phần dưới đây.

Tuổi khởi phát bệnh Parkinson ở phụ nữ

Nguy cơ phát triển bệnh Parkinson tăng lên theo tuổi. Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ (NINDS), độ tuổi khởi phát trung bình của bệnh Parkinson là khoảng 70 tuổi.

Có bằng chứng cho thấy bệnh Parkinson có thể phát triển ở phụ nữ muộn hơn ở nam giới. Một nghiên cứu năm 2007 đã điều tra ảnh hưởng của giới tính sinh học đối với các đặc điểm khác nhau của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá 253 người sống với bệnh Parkinson. Họ phát hiện ra rằng, so với nam giới mắc bệnh Parkinson, tuổi khởi phát bệnh ở nữ giới chậm hơn 2,1 năm.

Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2015 lại không tìm thấy sự khác biệt về độ tuổi khởi phát bệnh Parkinson giữa nam và nữ.

Các triệu chứng bệnh như thế nào?

Bệnh Parkinson là một bệnh tiến triển, có nghĩa là các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các triệu chứng chính của bệnh Parkinson là:

Run tay, cánh tay, run chân

Cơ bắp cứng đờ

Chậm cử động (bradykinesia), chuyển động chậm lại

Thay đổi về thăng bằng và tư thế

Các triệu chứng của bệnh Parkinson có thể khác nhau rất nhiều giữa các cá nhân bất kể giới tính và phụ nữ có thể có các triệu chứng khác với nam giới. Khi phụ nữ được chẩn đoán lần đầu, run thường là triệu chứng nổi trội. Theo một nghiên cứu năm 2020, dạng bệnh Parkinson này có liên quan đến việc suy giảm chức năng vận động chậm hơn. Ngược lại, triệu chứng ban đầu ở nam giới thường là thay đổi thăng bằng hoặc tư thế, có thể bao gồm cả dáng đi bị “đơ” và ngã.

Sự khác biệt trong các triệu chứng không vận động

Trong khi các triệu chứng vận động tạo nên các triệu chứng chính của bệnh Parkinson, những người sống chung với bệnh Parkinson cũng có thể gặp các triệu chứng tiềm ẩn khác là các triệu chứng không vận động. Chẳng hạn như thay đổi cảm xúc (trầm cảm, lo lắng hoặc cáu kỉnh); vấn đề với giấc ngủ; khó nuốt, nhai hoặc nói; các vấn đề về nhận thức, chẳng hạn như khó khăn với trí nhớ hoặc suy luận; chuột rút; sự mệt mỏi…

Một nghiên cứu năm 2012 về các triệu chứng không vận động ở 951 người bị bệnh Parkinson cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải đau đớn, sự mệt mỏi, cảm giác buồn bã hoặc lo lắng, táo bón, chân luôn động đậy.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nam giới có nhiều khả năng mắc các triệu chứng không vận động như rối loạn chức năng tình dục, ban ngày mệt mỏi, chảy nước dãi.

Hiện không có cách chữa trị cho bệnh Parkinson. Tuy nhiên, thuốc có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng này. Khi các loại thuốc không có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh Parkinson, các lựa chọn điều trị khác có thể được khuyến nghị. Đó là kích thích não sâu (DBS) và phẫu thuật não.

Tác dụng của estrogen

Tại sao lại có sự khác biệt về bệnh Parkinson giữa nam và nữ? Có vẻ nguyên nhân là nhờ hormone estrogen.

Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy tuổi mãn kinh muộn hơn và thời gian sinh sản dài hơn có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh bệnh Parkinson thấp hơn. Đây là cả hai dấu hiệu của việc tiếp xúc với estrogen trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ.

Điều vẫn chưa được giải thích đầy đủ là tại sao estrogen lại có tác dụng này.

Một đánh giá năm 2019 lưu ý rằng estrogen có thể thúc đẩy sản xuất, giải phóng và luân chuyển dopamine. Ngoài ra, các tác dụng sinh học của estrogen có thể giúp bảo vệ phụ nữ khỏi bị tổn thương do viêm hoặc căng thẳng oxy hóa trong não có thể góp phần gây ra bệnh Parkinson.

Những thách thức về điều trị ở phụ nữ

Phụ nữ mắc chứng bệnh Parkinson có thể gặp nhiều vấn đề trong quá trình điều trị hơn nam giới và thường mất nhiều thời gian hơn để tìm cách điều trị. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy thời gian từ khi bắt đầu có triệu chứng đến khi gặp bác sĩ chuyên khoa về rối loạn vận động lâu hơn 61% đối với phụ nữ.

Phụ nữ cũng tiếp xúc với liều lượng cao hơn của thuốc điều trị bệnh Parkinson như levodopa. Tiếp xúc với levodopa cao hơn có thể dẫn đến tăng tỷ lệ các tác dụng phụ tiêu cực như rối loạn vận động (cử động bất thường không tự chủ).

Ngọc Minh (Dịch theo Healthline)

Tin liên quan

Thời điểm mẹ bầu tuyệt đối không được đi siêu âm, coi chừng gây tê liệt thần kinh của con,...

Siêu âm thai để theo dõi sự phát triển của con là điều hết sức cần thiết trong 9 tháng...

Cảnh báo những loại cá chứa đầy thủy ngân, mẹ không nên cho con ăn nhiều vì dễ gây hại...

Cá là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, tuy nhiên có những loại cá...

Bé gái 7 tuổi ở Cà Mau mắc hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, nói chuyện ú ớ,...

Đây là một hội chứng khá hiếm gặp, khi mắc bệnh này bé gái 7 tuổi tuổi đột ngột nuốt...

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sự vận động

Đôi khi cơ thể chúng ta sẽ nỗ lực lên tiếng bằng các dấu hiệu dễ nhận biết, để báo...

Trẻ thấp bé, nhẹ cân, chậm vận động - Coi chừng mắc bệnh hiểm

Mặc dù là bệnh lý khá ít gặp song nhiễm toan ống thận có thể gây ra nhiều biến chứng...

Top 4 loại rau tốt cho phụ nữ sinh mổ, ăn nhiều để sữa về và mẹ nhanh hồi phục...

Sinh mổ nên ăn rau gì là trăn trở của hầu hết các chị em sau sinh vì có một...

Phụ nữ sau sinh không muốn mất sữa sau sinh thì nên tránh xa những loại rau này

Đối với phụ nữ sau sinh, các loại rau đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng cho...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

21 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình