Phụ Nữ Sức Khỏe

Những điều cha mẹ nên làm để chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có em

Khi chuẩn bị sinh em bé kế tiếp, cha mẹ luôn lo lắng một điều là phản ứng của đứa con lớn đối với em bé sắp sinh, liệu chúng thương em hay ghen tị với em. Việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có em là điều rất quan trọng mà cha mẹ cần làm để đảm bảo một gia đình hòa hợp, hạnh phúc.

Việc có một em bé mới mang lại cả niềm vui và thách thức cho một gia đình. Cha mẹ rất hào hứng nhưng cũng rất lo lắng không biết đứa con lớn hơn của mình sẽ phản ứng như thế nào với em bé sắp chào đời.

Các câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để cha mẹ nói với những đứa con lớn rằng chúng sắp có em trai hoặc em gái? Liệu chúng có ghen tị với em bé không? Làm thế nào để các con hòa hợp với đứa em mới sinh?

Trẻ em ở các độ tuổi khác nhau sẽ phản ứng khác nhau về sự ra đời của một em bé mới

Biết được phản ứng ở mỗi lứa tuổi sẽ giúp bạn dễ dàng xử lý những thay đổi trong gia đình.

Trẻ đang tập đi (Từ 1 đến 2 tuổi)

Trẻ em ở độ tuổi này sẽ không hiểu nhiều về ý nghĩa của việc sắp có một em trai hay em gái mới. Tuy nhiên, hãy để trẻ nghe bạn kể về “em bé sắp chào đời” và cảm nhận được sự hào hứng của bạn. Trẻ có thể không hiểu tại sao bạn lại hào hứng, nhưng thái độ của bạn sẽ ảnh hưởng đến trẻ và làm trẻ cũng cảm thấy thích thú.

Các cha mẹ có thể làm một số điều sau để chuẩn bị tâm lý đón em bé cho trẻ:

Để trẻ ngắm nhìn những bức ảnh về em bé: Ít nhất, con bạn sẽ làm quen với những từ như "chị", "anh" và "em bé sắp chào đời".

Khi đứa trẻ mới chào đời, hãy cố gắng làm điều gì đó đặc biệt cho đứa con lớn hơn của bạn:  Đảm bảo với trẻ rằng trẻ vẫn được yêu thương. Bạn có thể tặng trẻ một món quà đặc biệt, để trẻ dành thời gian ở một mình với bố, bà hoặc một người lớn đặc biệt khác hoặc dắt trẻ đến một nơi nào đó đặc biệt.

Trẻ chưa đến tuổi đi học (từ 2 - 4 tuổi)

Ở độ tuổi này, trẻ vẫn còn rất gắn bó với cha mẹ và chưa hiểu cách chia sẻ cha mẹ với người khác. Trẻ cũng có thể rất nhạy cảm với sự thay đổi và có thể cảm thấy bị đe dọa bởi việc có thêm một thành viên mới trong gia đình.

Dưới đây là một số gợi ý có thể giúp trẻ từ 2 - 4 tuổi tập trở thành anh trai hoặc chị gái lớn.

Chờ một khoảng thời gian trước khi nói với trẻ về em bé sắp sinh: Hãy giải thích điều đó cho trẻ khi bạn bắt đầu mua đồ nội thất cho em bé, quần áo em bé hoặc khi trẻ bắt đầu hỏi về "cái bụng" đang lớn dần lên của mẹ. Sách tranh cho trẻ mẫu giáo hoặc các lớp học dành cho trẻ sắp làm anh chị em cũng rất hữu ích. Lưu ý một điều rằng cha mẹ hãy cố gắng nói cho trẻ biết trước khi trẻ được nghe người khác kể về đứa em sắp chào đời của mình.

Hãy trung thực: Giải thích cho trẻ rằng em bé rất dễ thương và thích được âu yếm nhưng cũng sẽ quấy khóc và làm mất nhiều thời gian cũng như sự chú ý của cha mẹ. Ngoài ra, hãy đảm bảo trẻ biết rằng có thể phải mất một thời gian nữa trẻ mới có thể chơi với em bé. Và có một điều quan trọng là bạn phải đảm bảo với trẻ rằng bạn sẽ luôn yêu trẻ nhiều như khi em bé chưa sinh ra.

Để trẻ cùng lên kế hoạch cho em bé

Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bớt ghen tỵ. Hãy để trẻ cùng bạn mua sắm những món đồ em bé, cho trẻ xem những bức ảnh khi còn là em bé của chính trẻ. Nếu bạn định sử dụng một số đồ cũ của trẻ, hãy để trẻ chơi với chúng một chút trước khi bạn chuẩn bị sẵn sàng cho em bé sắp sinh. Bạn cũng có thể mua cho trẻ một con búp bê để trẻ làm quen và tập chăm sóc “em bé”.

Tập cho trẻ thay đổi một số thói quen hằng ngày

Nếu có thể, hãy tập dần dần cho trẻ thói quen tự đi vệ sinh và thay đổi một số sinh hoạt trước khi em bé về nhà. Nếu không được, hãy tạm dừng một số hoạt động cho đến khi em bé đã ổn định ở nhà. Trẻ có thể cảm thấy quá tải khi cố gắng học những điều mới vì những thay đổi do có thêm một thành viên trong gia đình.

Chuẩn bị cho trẻ khi bạn ở trong bệnh viện: Trẻ có thể cảm thấy bối rối khi bạn không có ở nhà và phải ở bệnh viện một vài ngày. Hãy giải thích cho trẻ rằng bạn sẽ trở về nhà với em bé sau một ít ngày.

Dành thời gian đặc biệt cho con lớn của bạn: Đọc, chơi game, nghe nhạc hoặc đơn giản là trò chuyện cùng với trẻ. Bạn nên cho trẻ cảm thấy rằng bạn vẫn yêu trẻ rất nhiều và muốn làm mọi việc cùng trẻ. Ngoài ra, hãy để trẻ cảm thấy mình là một phần của mọi thứ trong gia đình bằng cách để trẻ ở bên cạnh khi bạn cho em bé ăn.

Đề nghị gia đình và bạn bè dành một ít thời gian cho con lớn của bạn khi họ đến thăm em bé mới sinh: Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy đặc biệt và không bị mất hứng thú, không bị thiên vị. Nếu họ có thể tặng trẻ một món quà khi họ mang quà cho em bé cũng sẽ giúp trẻ cảm thấy vui vẻ hơn.

Để con lớn của bạn dành thời gian với bố: Em bé mới chào đời là cơ hội tuyệt vời để các ông bố dành thời gian ở một mình với những đứa con lớn hơn.

Trẻ em trong độ tuổi đi học (từ 5 tuổi trở lên)

Trẻ em trên 5 tuổi thường không bị đe dọa bởi những đứa trẻ nhỏ hơn như một em bé mới sinh. Tuy nhiên, các em có thể bực bội bởi sự chú ý dành cho đứa trẻ mới sinh.

Để chuẩn bị cho đứa trẻ trong độ tuổi đi học  đón một em bé mới, bạn có thể:

Nói với trẻ những gì đang xảy ra bằng ngôn ngữ mà trẻ có thể hiểu được. Giải thích ý nghĩa của việc sinh em bé mới và những thay đổi nào có thể ảnh hưởng đến trẻ, kể cả điều tốt và điều không tốt.

Nhờ trẻ giúp bạn chuẩn bị một số thứ cho em bé bằng cách sửa sang phòng của em bé, chọn quần áo, chọn đồ chơi, mua tã cho em.

Nếu có thể, hãy để trẻ đến bệnh viện ngay sau khi em bé được sinh ra để trẻ cảm thấy mình là một phần của gia đình đang phát triển.

Khi bạn đưa em bé về nhà, hãy làm cho trẻ cảm thấy rằng trẻ cũng có vai trò trong việc chăm sóc em bé. Nói với trẻ rằng trẻ cũng có thể bế em bé, nhưng với điều kiện là phải xin phép cha mẹ trước. Khen ngợi trẻ khi trẻ dịu dàng và yêu thương em bé.

Đừng bỏ qua các nhu cầu và hoạt động của trẻ. Hãy cho trẻ biết bạn yêu trẻ nhiều như thế nào. Cố gắng dành thời gian ở một mình với trẻ mỗi ngày; sử dụng đó như một cơ hội để nhắc nhở rằng bạn luôn rất yêu trẻ và trẻ đặc biệt với bạn, với gia đình như thế nào.

minhngoc_tts

Tin liên quan

Mẹ bầu đừng buồn khi những bộ phận này trên cơ thể bị đen khi đang mang thai, vì càng...

Khi phụ nữ mang bầu, trên cơ thể sẽ có một số thay đổi, nhất là những bộ phần sau...

Em bé sơ sinh nhẹ cân nhất Việt Nam đón cái Tết đầu tiên với sự thay đổi bất ngờ

Từ em bé chào đời khi chưa đầy 5 lạng, giờ đây bé Ốc đã được gần 5kg, bụ bẫm...

Mẹ bầu Yên Bái 15 tuổi sinh con, em bé toàn thân bọc vảy trắng cùng nhiều vết nứt

Sau khi sinh, em bé khóc to nhưng toàn thân bị bao phủ bởi lớp da dày màu trắng với...

Khoa học chứng minh, sinh con vào buổi sáng tốt hơn buổi tối, lại còn mang lại ‘lợi đủ đường’

Nhiều người cho rằng việc sinh con vào buổi sáng tốt hơn là ‘mê tín’, nhưng thực sự việc này...

Hai chị em đều mang thai và sinh con cùng lúc, đến khi kiểm tra quan hệ cha con thì...

Hai chị em mang thai gần như cùng lúc, điều khiến mọi người bất ngờ hơn là khi hai đứa...

Bệnh viện quá tải bệnh nhân COVID-19, sản phụ buộc phải sinh con ngay ngoài cửa viện

Đã tới cửa bệnh viện nhưng không được vào trong cấp cứu vì giường bệnh quá tải, sản phụ buộc...

3 bộ phận bị đau chứng tỏ bà bầu đang thiếu canxi, cần bổ sung ngay kẻo sinh con thấp...

Đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bà bầu đang rơi vào trạng thái thiếu canxi. Nếu không...

Tin mới nhất

Tưởng đi du lịch cùng mẹ chồng sẽ gắn kết thêm tình cảm, tôi không ngờ lại chuốc lấy khổ...

2 giờ trước

Hôn nhân đứng trên bờ vực thẳm khi tôi vô tình để chồng nhìn thấy cuốn sổ đỏ

2 giờ trước

Khách sạn mới mở của mình đón 1 vị khách quen nhưng lại khiến tôi mất ăn mất ngủ

2 giờ trước

Tôi từng ngưỡng mộ chồng vô cùng nhưng sau lần đi họp mặt bạn cũ, tôi chỉ còn nỗi hoang...

2 giờ trước

Bố mẹ chia tài sản thiếu công bằng nhưng lại bắt vợ chồng tôi phải chăm sóc chu đáo

3 giờ trước

Nhìn đống thuốc bổ đặt trên bàn, tôi ngao ngán thở dài còn chồng vò đầu bứt tóc trong khổ...

3 giờ trước

Phát hiện tiền thai sản mới nhận đã bị mất hơn phân nửa, tôi tra hỏi thì bàng hoàng với...

3 giờ trước

Bố mẹ tôi chết lặng khi biết mặt đối tượng mà chị gái sắp lấy làm chồng

4 giờ trước

Về quê thăm mẹ đẻ, gặp chị dâu hỏi vay tiền mà tôi xấu hổ không dám gật đầu cho...

4 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình