Theo Đông Y, bệnh phong thấp thường do Phong, Hàn, Thấp xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương huyết mạch, cơ xương khớp, tim…. Còn Tây Y cho rằng, phong thấp là tên gọi khác của bệnh viêm khớp dạng thấp, có liên quan đến hệ thống miễn dịch, hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Căn bệnh này chủ yếu là gây tổn thương màng hoạt dịch khớp dẫn đến phá hủy sụn, gan, xương và dây chằng quanh khớp với các biểu hiện như sưng nóng đỏ đau khớp, tê bại chân tay, dính khớp, biến dạng khớp, hạn chế vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà còn gây tổn thương ở nhiều cơ quan như hệ thần kinh, tim mạch…
Để giúp người bệnh phong thấp được thư giãn, thoải mái hơn và đặc biệt là giảm đau nhanh chóng thì nhiều người đã sử dụng cách trị phong thấp bằng muối. Vậy cách này có hiệu quả như thế nào?
Hiệu quả của cách trị phong thấp bằng muối
Điều trị phong thấp bằng muối có nghĩa là người bệnh sẽ phải ngâm chân bằng nước muối ấm hằng ngày. Việc này có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các dấu hiệu bệnh phong thấp, giúp máu huyết lưu thông, tác động vào các huyệt vị trên bàn chân nhằm đả thông khí huyết, giúp các khớp xương vận động trơn tru hơn, ngoài ra còn giúp kích thích não bộ, hoạt động minh mẫn hơn.
Để thực hiện cách trị phong thấp bằng muối, người bệnh cần chuẩn bị một chậu nước ấm có nhiệt độ dao động trong khoảng từ 40 đến 50 độ C cùng một lượng muối trắng hạt to vừa phải. Sau đó hòa tan muối trắng vào chậu nước ấm, để tăng tính hiệu quả người bệnh cũng có thể cho thêm một thìa bột quế vào, rồi ngâm chân vào nước này, ngâm càng lâu càng tốt, ngâm cho đến khi nước nguội hẳn thì thôi.
Nước ngâm chân chỉ nên ngập trên mắt cá chân khoảng 2 cm vậy mới đảm bảo có thể đả thông, kích thích đến các huyệt vị, các dây thần kinh từ đó tác động đến các bộ phận tâm, can, tỳ, thận, bàng quang, mạch máu.
Trong quá trình ngâm chân người bệnh cần phải thoải mái, thư giãn, không suy nghĩ lo âu, căng thẳng để đầu óc được thả lỏng thì mới có thể phát huy được tác dụng của liệu pháp ngâm chân bằng nước muối ấm. Thời gian ngâm chân tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Với những người mà có vết thương hở ở tay và chân thì không nên áp dụng phương pháp này.
Một số lưu ý trong khi trị phong thấp bằng muối
Trị phong thấp bằng muối rất lành tính, không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, người bệnh phải kiên trì thực hiện thì bệnh tình mới thuyên giảm. Đồng thời, trong quá trình điều trị bằng cách này, người bệnh cần phải bỏ ngay rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác… cũng như các thực phẩm gây kích ứng, làm phá hủy các tế bào sụn khớp dẫn đến gia tăng các triệu chứng đau xương khớp khó chịu của bệnh như:
+ Khi mắc bệnh phong thấp và các bệnh liên quan đến xương khớp người bệnh không nên ăn các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt… Vì những loại gia vị này kích thích rất mạnh lên cổ họng và niêm mạc đường ruột, có thể gây tăng huyết áp, tổn thương dây thần kinh, khiến bệnh phong thấp trở nên nặng hơn.
+ Bình thường cơ thể chúng ta sẽ nạp nhiều chất đạm để có nhiều năng lượng đồng thời giúp phát triển cơ bắp. Tuy nhiên khi mắc bệnh phong thấp người bệnh cần phải hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm. Bởi vì khi ăn nhiều thực phẩm giàu chất đạm sẽ làm gia tăng sự trầm trọng của bệnh, chuyển hóa thành các chất có hại gây nên những cơn sưng tấy tại các khớp bị tổn thương trước đó.
+ Người bị phong thấp cũng nên kiêng ăn các thực phẩm giàu acid oxalic như củ cải trắng, mận, thịt heo kho gừng... Cũng như các thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào... Vì đây là những loại thực phẩm mà các chuyên gia khuyến cáo người bệnh phong thấp không nên ăn. Những loại thực phẩm này có nhiều chất béo bão hòa, khi chúng được hấp thu vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng viêm và làm cho người bệnh đau đớn hơn.
Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách trị phong thấp bằng muối cũng như các điều cần lưu ý khi điều trị căn bệnh này. Từ đó có thể áp dụng hiệu quả, rút ngắn được thời gian điều trị.